ClockThứ Bảy, 09/05/2015 10:22

Vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67: Vướng ở vốn đối ứng của ngư dân

TTH.VN - Khó khăn của phần lớn ngư dân Ninh Thuận là theo Nghị định 67, họ phải có vốn đối ứng 30% đóng mới tàu vỏ gỗ và từ 5-10% đóng mới tàu vỏ thép...

Sau hơn 8 tháng triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, đến nay tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt 13 hồ sơ đủ điều kiện vay vốn ưu đãi của Ngân hàng để đóng mới tàu công suất từ 400 CV trở lên. Các Ngân hàng và cơ quan chức năng hiện đang tích cực hỗ trợ ngư dân làm thủ tục để được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 của Chính phủ.


Ngư dân còn vướng mắc khi vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 (Ảnh minh họa: KT)

Đối với ngư dân Ninh Thuận, việc sở hữu những con tàu có công suất từ 400 CV trở lên để vươn khơi còn quan trọng hơn là xây được một căn nhà lớn. Việc sở hữu những con tàu có công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ là điều ngư dân nào cũng mong ước. Tuy nhiên, theo Nghị định 67, ngư dân phải có vốn đối ứng 30% đối với đóng mới tàu vỏ gỗ và từ 5-10% đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ composite. Đây là vấn đề khó khăn đối với phần lớn ngư dân trong tỉnh Ninh Thuận.

Ông Huỳnh Văn Sê ở  Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: “Riêng cá nhân tôi đã có một tàu lớn, còn một chiếc 17 thước nhưng hiện giờ muốn vay khoảng là 20-30% để tăng diện lưới chài, chiều sâu, chiều dài và máy dò quét tầm rộng 100-200m. Rất mong ngân hàng cho tôi vay cái khoản đó”.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng phòng tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Thuận một trong những khó khăn nữa trong thực hiện Nghị định 67 nữa là: “Đa số ngư dân muốn mua máy cũ nhập ngoại của Đức, Mĩ và Nhật Bản nhưng theo quy định thì phải mua máy mới nên bà con chưa tham gia được”.

Đây là một trong những khó khăn trong thực hiện Nghị định 67, đặc biệt hoán cải tàu từ công suất máy nhỏ dưới 400 CV lên máy lớn trên 400 CV để hưởng các ưu đãi của Nghị định 67.

Trước nhu cầu đóng mới, hoán cải tàu cá công suất lớn của ngư dân, hiện một số cơ sở đóng tàu của tỉnh đã chủ động đầu tư, nâng cao năng lực đủ sức đảm đương đóng những con tàu vỏ gỗ và composite có công suất từ 400-800 CV để phục vụ nhu cầu đóng tàu công suất lớn của ngư dân.

Ông Võ Hữu Thông, Giám đốc phân xưởng đóng tàu Khánh Hội, huyện Ninh Hải cho biết: “Với năng lực hiện tại, chúng tôi có thể đóng mới khoảng 20 chiếc tàu có công suất từ 400 mã lực cho tới 800 mã lực/năm. Về lực lượng lao động tay nghề, đa số trong địa phương có thể đáp ứng được. Rất mong địa phương đã có chương trình phát triển thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tỉnh được phát triển cùng bà con ngư dân đánh bắt những chiếc tàu có công suất lớn”.

Hiện việc triển khai một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67 của Chính phủ đang được tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm nhằm tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân trong việc vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ. Từ đó, khuyến khích ngư dân trong tỉnh đóng tàu lớn, ổn định sản xuất, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Văn Cảnh - Hữu Tầm (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Return to top