ClockThứ Năm, 18/08/2016 11:21

Về ăn cơm

TTH - Tôi hết sức bất ngờ khi nghe nữ giám đốc kinh doanh của một công ty truyền thông radio nói về sự ra đời của “Về ăn cơm”- một chương trình radio tương tác về sức khỏe, dinh dưỡng, tình cảm gia đình để các chuyên gia y khoa và tâm lý tư vấn cho các bà mẹ những phương pháp chăm sóc con cái, vun đắp hạnh phúc gia đình...

Đó là bài toán của một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về sữa muốn đưa sản phẩm mới của mình cạnh tranh ở thị trường nông thôn Việt Nam đặt ra cho công ty của nữ giám đốc nọ và, lời giải chính là chương trình radio “Về ăn cơm” mà đối tượng hướng đến những người mẹ ở nông thôn. Những người mẹ đó lo toan, gánh vác tất cả những công việc để cho một gia đình trong ấm ngoài êm; để chồng vui, con khỏe. Thế nhưng không như phụ nữ thị thành, những bà mẹ nông thôn dường như không được chồng con quan tâm. Họ không có những ngày nghỉ cuối tuần, không có những buổi cà phê, xem phim hay tắm biển... Họ cứ lặng lẽ và cam chịu, lấy niềm vui của chồng con làm niềm vui cho mình...

Niềm vui của những phụ nữ nông thôn là gì? Qua một cuộc điều tra xã hội học, đó là những bữa cơm mỗi ngày. Đó chính là khoảng lặng của ngày để người mẹ hưởng niềm vui cùng những món ăn chồng con yêu thích. Một nồi cơm trắng còn nóng, một tô canh chua, một dĩa cá kho, một đĩa rau muống chấm nước tương... Lúc đó, người mẹ cũng có dịp để tâm tình cùng chồng con về chuyện học hành, chuyện công việc và cả chuyện làng nước... Những bữa ăn luôn chan chứa tình cảm gia đình, kéo mọi người về với tổ ấm yêu thương.

“Về ăn cơm” phát sóng đúng vào thời điểm những bữa cơm của gia đình nông thôn Việt và đã trở thanh một chương trình radio tương tác “hot” hiện nay. Nữ giám đốc nói trên còn cho biết, ngoài đối tượng gọi điện là những bà mẹ thì một nửa thính giả tương tác với chương trình còn là những ông chồng và cả những bà mẹ chồng, bởi, vẫn còn những phụ nữ trẻ còn rất rụt rè nên không dám gọi điện đến chương trình để được các chuyên gia chia sẻ, tư vấn...

Tôi bất ngờ không chỉ vì sự thành công của một chương trình radio vốn không còn là một phương tiện thông tin hấp dẫn khi truyền hình và nhất là internet đang ngày một phổ cập trong đời sống hiện đại. Bất ngờ hơn chính là câu chuyện mà công ty truyền thông kia đã phát hiện: “Hầu hết những bà mẹ nông thôn không được chồng con quan tâm, cho dù họ là người quan tâm đến tất cả mọi người trong gia đình...”.

 “Về ăn cơm”. Trong cuộc sống hiện đại này, hình như không còn là câu chuyện của những bà mẹ nông thôn nữa mà đã trở thành câu chuyện của không ít bà mẹ thành thị. Những bữa tiếp khách hay bù khú bạn bè của những ông chồng, những suất học thêm dày đặc của con khiến những mâm cơm cứ nguội lạnh trong nỗi buồn của những người vợ, người mẹ. Hơi ấm gia đình từ những bữa cơm đã bị nhiều người vô tình đánh rơi trong vòng xoay vội vã của nhịp sống thị thành để rồi khi ngoảnh lại mới giật mình tiếc nuối.

Phi Tân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cổ tích của ba”: Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ

Quyển sách nhỏ, có lẽ là một thể loại mới - tản văn cho thiếu nhi - “Cổ tích của ba” của Lê Phi Tân chào bạn đọc vào lúc thời tiết Huế chắc cũng ở mức nắng nóng nhất của mùa hè. Phượng "thắp lửa" trên cây. Trời càng nóng, sắc phượng càng rực rỡ. “Cổ tích của ba” đến vào dịp hè, dù học trò có đi học thêm đủ thứ thì vẫn có nhiều thời gian rảnh để đọc. Và như thế “Cổ tích của ba” là một món quà chào hè 2023 của Nhà Xuất bản Trẻ cũng như của tác giả.

“Cổ tích của ba” Bản hòa ca thương nhớ tuổi thơ
Chiều Đông

Chiều xuống nhanh. Mạ tôi sai: “Mấy đứa con nghỉ chơi ra đụn rơm lôi cho mạ đầy hai trác rơm hí!”.

Chiều Đông
Rau trái vườn xưa

Rau quế có thân màu tím, lá màu xanh đậm, mùi thơm cũng đậm, ngon và thơm nhất khi làm món bóp với rau muống luộc.

Rau trái vườn xưa
Lao xao đồng chiều

Ở ngã ba đầu xóm, mạ tôi và mấy o, mấy dì trong xóm đang dên lúa.

Lao xao đồng chiều
Radio nhớ thương

Hôm qua về nhà cũ chợt nhớ nhà ông Tời hàng xóm của tôi có một chiếc radio hiệu Philips của Hà Lan.

Radio nhớ thương

TIN MỚI

Return to top