ClockThứ Năm, 14/07/2011 14:11

Vẽ để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt

TTH - Sáng tạo, chịu khó tìm tòi khám phá, nắm vững kỹ thuật và lặng lẽ làm việc là những gì tôi hình dung về họa sĩ Nguyễn Đình Dàng qua lời giới thiệu của họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

Ấn tượng về người họa sĩ trẻ có đóng góp kha khá trong giới mỹ thuật nhưng không thích phô trương, tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ trên đường Nguyễn Quang Bích. Trong đầu phác thảo nhiều câu hỏi trong tình huống Nguyễn Đình Dàng không chịu chia sẻ như cảnh báo của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. May thay, anh không đến nỗi kiệm lời.

Họa sĩ Nguyễn Đình Dàng sinh năm 1978 tại huyện Quảng Điền. Từ nhỏ, Dàng đã có năng khiếu và đam mê hội họa. Anh vẽ khá nhiều tranh thiếu nhi. Lớp 9, Dàng đã tập tành với điêu khắc. Tốt nghiệp phổ thông, anh thi vào Trường đại học Nghệ thuật Huế. Tốt nghiệp thủ khoa Khoa Hội họa năm 2003, anh tiếp tục “bôn ba” ở Hà Nội 2 năm nữa để nghiên cứu thêm về sơn mài. Sau khi thấy “đủ lực”, Nguyễn Đình Dàng trở về Huế mở xưởng vẽ. Anh tâm sự: “Sơn mài là nghệ thuật vẽ truyền thống mang đậm tính dân tộc và khá nổi tiếng trên thế giới của Việt Nam. Từ nhỏ tôi đã mê sơn mài và bị nó lôi cuốn. Sức hấp dẫn của kỹ thuật sơn mài phải kể đến màu nước, cách tạo màu và đặc biệt là phương pháp sử dụng những nguyên liệu tự nhiên”.

 

Bắt đầu nghiệp vẽ với những bức tranh khổ nhỏ rồi lớn hơn. Khi đã đủ độ chín, Nguyễn Đình Dàng tham dự các cuộc triển lãm trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Tranh của anh từng tham dự triển lãm ở Thái Lan. Anh không nhớ nổi mình đã vẽ bao nhiêu tác phẩm. Bây giờ, dù “gia tài” đã kha khá, Nguyễn Đình Dàng vẫn cẩn trọng chờ ngày đủ “chín” mới tổ chức triển lãm riêng. Anh luôn ấp ủ dự định mang tranh đến triển lãm ở những vùng đất anh từng đến và gắn bó.
 

Tác phẩm “Âm hưởng”

 
Các tác phẩm của Nguyễn Đình Dàng không chỉ gây ấn tượng với người thưởng lãm bởi màu sắc tinh tế, bố cục hài hòa mà còn thấm đẫm “chất đời” và cái hồn của văn hóa, con người Việt Nam. Không rắc rối, cầu kỳ, tranh anh là những nét vẽ rõ ràng, thu hút trong không gian sống động. Anh vẽ theo cảm xúc, dùng nét vẽ ghi lại những gì mình bắt gặp qua những chuyến đi, qua hoài niệm và ký ức. Anh không sử dụng các chất liệu công nghiệp, sợ phá vỡ sự lung linh, huyền ảo của tranh sơn mài truyền thống mà lặn lội lên tận Phú Thọ để tìm mua chất liệu tự nhiên.
 
Từng vẽ nhiều tác phẩm về sen, thiếu nữ nhưng anh định hình phong cách của mình với chủ đề dân tộc và bản sắc văn hóa. Nguyễn Đình Dàng chia sẻ: “Vẻ đẹp văn hóa của các vùng miền luôn làm tôi say mê và muốn lưu giữ trong từng bức tranh. Đó là cách tôi bảo vệ bản sắc văn hóa Việt”. Trong tranh Nguyễn Đình Dàng, dễ bắt gặp những cảnh vật, con người mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Việt. Những tác phẩm vẽ về văn hóa truyền thống như: Bảo tàng, Hóa thạch, Âm hưởng,Thiêng... đưa người xem vào miền ký ức với vẻ đẹp của văn hóa Chăm, kinh đô xưa hay cội nguồn của người Việt... Dường như trong ấy, anh bộc lộ niềm yêu thương, nhớ nhung và day dứt. Tranh của anh thường sử dụng những gam màu nóng: trắng, đen, đỏ - vốn là màu chủ đạo của nghệ thuật sơn mài đem lại cho người xem cảm xúc mạnh mẽ và ấm áp. Như trong tác phẩm Tiếng đàn đá, anh sử dụng màu đỏ của bazan để lưu lại âm sắc Tây Nguyên. Không chỉ vậy, tranh của Nguyễn Đình Dàng vẫn gây ấn tượng mạnh với người xem khi sử dụng gam màu lạnh. Những gam màu lạnh trong các tác phẩm Cô lập, Nguyện cầu vẽ về trận lụt lịch sử ở Quảng Bình gợi cho người xem cảm giác mất mát, tang thương...
 

Tác phẩm “Cô lập”

 

 Tác phẩm “Nguyện cầu”

 
Vẽ là lẽ sống, anh miệt mài lao động một cách lặng lẽ để định hình phong cách. Để tìm cảm hứng sáng tác, anh đi khắp mọi miền đất nước. Không đến những thành phố lớn, chốn phồn hoa đô hội, anh tìm về những vùng đất văn hóa, những con người bình dị, nhất là những vùng đất đông người dân tộc thiểu số sinh sống, từ Nam Đông, A Lưới đến các tỉnh Tây Nguyên... Nguyễn Đình Dàng bộc bạch: “Là họa sĩ, hãy cứ miệt mài đi và vẽ điều mình cảm nhận được. Phải đi, phải cảm để nét vẽ không khô cứng và có cảm xúc. Từ đó thể hiện cái tôi cá tính riêng của mình”.
 
Trang Hiền

Họa sĩ Nguyễn Đình Dàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

TIN MỚI

Return to top