ClockThứ Tư, 31/01/2018 14:27

Vẽ đường cho “hươu” không dễ

TTH - Giáo dục giới tính cho con ở tuổi mới lớn là việc làm cần thiết nhưng cả phụ huynh lẫn giáo viên đều lúng túng…

Làm sao trứng gặp được…tinh trùng?

Đó là câu hỏi rất thật của một học sinh lớp 5, khi môn sinh vật bắt đầu giúp các em tiếp cận những kiến thức cơ bản về giới, về tuổi dậy thì và quá trình sinh sản.

“Mẹ ơi, cô dạy khi trứng của mẹ gặp tinh trùng của ba thì sẽ thành phôi thai, rồi thành bào thai và mẹ sinh ra em bé. Nhưng làm sao để tinh trùng gặp được trứng hả mẹ”. Thực sự, tôi vô cùng lúng túng trước câu hỏi của con sau bài học ở trường. Không biết giải thích như thế nào về tình huống nhạy cảm ấy, tôi đành thoái thác: “Mẹ không biết, con hỏi cô giáo của con đi”. Sự việc như thể đã trôi qua. Người lớn nợ con một lời giải thích để rồi lớn hơn một chút, thi thoảng con lại nhắc câu hỏi cũ với sự ray rứt bởi sự thật chưa được tỏ tường.

Đem chuyện chia sẻ với một người bạn là giáo viên, hầu mong một sự tư vấn, không ngờ bạn cười khì: “Đứa trẻ nào chả hỏi. Mình nói là nếu bố và mẹ ngồi gần nhau hoặc hôn nhau thì sẽ có con, thế thôi”.

Đó là một trong vô số những lời nói dối của các bậc phụ huynh trước những câu hỏi chính đáng của con trẻ như con sinh ra từ đâu, vì sao mẹ có thể sinh con. Để rồi chúng thường nhận được những câu trả lời đại loại: Con sinh ra từ một bắp cải, con sinh ra từ rốn… Riêng những đứa trẻ đẻ mổ thì đinh ninh rằng, bà mẹ nào cũng phải “rạch bụng” để em bé chui ra…

BCS là gì?

Đi học về, vừa leo lên xe, con líu lo kể, đại loại, giờ sinh hoạt lớp, phòng y tế chuyển cho lớp trưởng một tờ giấy để cô chủ nhiệm thông báo cho cả lớp. Sau nhiều nội dung lưu ý, cô chủ nhiệm đọc: Học sinh phải biết sử dụng BCS đúng cách. Cả lớp nhao nhao: “BCS là chi cô?”. Cô giáo trả lời: BCS là ban cán sự lớp. “Ban cán sự làm sao sử dụng hả cô?”. Cô giáo trẻ đành phì cười và… không giải thích gì thêm.

“Mẹ ơi, vậy BCS là gì vậy. Các bạn lớp con đứa thì nói là ba con sâu, đứa thì nói là ba con sông”. Trước sự háo hức, tò mò ngây thơ của con, tôi cũng chỉ phì cười”. Cũng như cô giáo của con, tôi thật sự lúng túng không biết nên giải thích cho con như thế nào là bao cao su, vì  sao phải sử dụng bao cao su khi con mới học lớp 6.

Con số báo động

Số liệu thống kê từ ngành y tế tỉnh cho thấy, mỗi năm, có hàng ngàn ca có thai ngoài ý muốn phải đến cơ sở y tế giải quyết. Chính xác, năm 2017, có trên 3.500 trường hợp nạo phá thai được thống kê trên địa bàn tỉnh, trong đó không ít trường hợp rơi vào đối tượng trẻ vị thành niên, lứa tuổi  mới lớn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên là các em thiếu hiểu biết về giới tính, về sức khỏe sinh sản, dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Việc tăng cường giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho thanh niên, trẻ vị thành niên đã được các đơn vị chức năng tổ chức qua nhiều diễn đàn, hoạt động, chương trình lồng ghép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn một khoảng trống rất lớn trong công tác truyền thông khi người lớn đang thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, ngại trao đổi với con cái, học sinh…những vấn đề tế nhị, nhạy cảm và trốn tránh nhu cầu được biết, được hiểu của trẻ.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

TIN MỚI

Return to top