ClockThứ Bảy, 08/01/2022 13:50

Về nhà

Lắng ngheMùi đấtTrở về và đoàn viên

“Mình đã được về nhà”. Bạn reo lên, với tất cả sự mừng rỡ khi vừa đặt chân về nhà, sau hành trình trở về từ tâm dịch. 

Xa quê khi còn là một thanh niên trẻ, chàng trai với đôi tay cày ruộng, cuốc nương ấy đã đi qua những chặng đường gian nan ở các tiệm cắt kính, hàn nhôm rồi trở thành ông chủ thầu khoán, với khát vọng đổi đời. Vẫn bàn tay chai sần ấy giờ có thể cầm vô-lăng trên chiếc ô tô tiền tỷ, là chủ những lô đất có giá ở Sài Gòn, giờ được về nhà, lại như trẻ thơ.

Như thuở bé, theo cha chèo thuyền ra sông thả mẻ lưới trong tiết trời lạnh buốt. Ra đồng cùng mẹ dặm lại thửa lúa lổ đổ sau đợt mưa lạnh. Quây quần bên bếp lửa ấm có lũ mèo nằm quanh... Vốn ít nói, kiệm lời, cũng không mấy khi lộ diện trên facebook, vậy mà về nhà, bạn lại “khoe” thật nhiều. Như thể chỉ khi được về quê,  khi được về nhà, mới chính là mình...

Tôi lại nhớ về cha. Ông cũng đã rời quê đi kháng chiến từ lúc là cậu bé 15. Đôi chân trần của chàng trai quê ấy đã vượt Trường Sơn, trường kỳ gian khổ qua bom đạn, với trái tim cháy bỏng khát khao hòa bình, để cuối cùng, là mong mỏi được về nhà.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tháng 4 năm 1976, ông là một trong những người đầu tiên của làng đi xa đã về. Làm lại, dựng lại ngôi nhà mới trên nền đất quê hương “chôn nhau cắt rốn” hoang tàn sau chiến tranh. Những ngày gian khó gầy dựng ấy, có khi, mẹ đã giấu đi nước mắt nhọc nhằn trên những thửa đất hoang bạc màu, để thấy cha hạnh phúc với ước mơ về nhà mà ông ấp ủ, ngóng đợi cả thanh xuân đã thành hiện thực. Bởi có những người lính ra đi từ đồng lúa, bụi tre của làng, đã mãi mãi không còn được về nhà...

Tôi lại nhớ đến hình ảnh dòng người nối đuôi nhau về nhà từ các tâm dịch. Trên những chiếc xe máy đơn sơ, có người mang theo con dại. Có người chở theo mấy con chó cưng. Có người chỉ đơn sơ chiếc túi xách nhỏ sau cả đời bươn chải nơi đất khách... Họ đã không ngại đường xa, không ngại nắng mưa, hòa vào hành trình về nhà. Có lẽ không hẳn bởi quá sợ dịch, quá sợ không có cái ăn, quá sợ không có việc làm. “Sự tháo chạy” khỏi thành phố của dòng người ấy, còn là sự thôi thúc của hai chữ “về nhà”. Ở đó có mẹ. Ở đó có hàng chè tàu. Ở đó có gốc đa, bến nước. Có ký ức và nguồn cội...

Những ngày năm cũ sắp khép lại, thấy lòng vừa vui, vừa bùi ngùi khi cô bạn đồng nghiệp báo tin, tác phẩm “Hết dịch ba sẽ về” của em vừa đoạt giải tại một giải thưởng báo chí trong tỉnh. 

Lại một cảm thức khác của về nhà. Của những người lính đã bao tháng nay tham gia tuyến đầu chống dịch, chưa được về nhà. Dù về, có khi chỉ để được cảm nhận đôi tay bé nhỏ của con quàng qua vòng cổ, để hít hà mùi thơm từ mái tóc trẻ thơ của con.

Khi đối diện thời khắc nghiệt ngã nhất của cuộc đời, có lẽ, người ta chợt nhận ra, hạnh phúc của đời người là còn một nơi chốn để về. Có một nơi chốn đang ngóng đợi. Đó là nhà...

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top