Thế giới

Vệ sinh răng miệng kém liên quan đến nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng

ClockThứ Năm, 25/11/2021 14:42
TTH.VN - Không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ khiến bạn gặp rắc rối với nha sĩ. Song kể từ khi đại dịch xảy ra, nó cũng có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn.

Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 13: Chú trọng chủ nghĩa đa phương, phục hồi sau đại dịchWHO: Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở châu Âu có thể vượt quá 2,2 triệu ngườiÔng Putin tình nguyện thử nghiệm vaccine Covid-19 mớiMỹ muốn một số nước mở kho dự trữ dầu để hạ nhiệt giá dầu thế giớiDu lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tới

Vệ sinh răng miệng cũng là một cách thoát khỏi nguy cơ mắc COVID-19 nặng. Ảnh minh họa: Dân trí

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sức khỏe răng miệng kém làm tăng nguy cơ do COVID-19 gây ra. Điều này được chứng minh khi nghiên cứu cho thấy những người có sức khỏe răng miệng kém nếu mắc COVID-19 có thể sẽ phải chịu đựng những triệu chứng bệnh nặng hơn.

Những bệnh nhân COVID-19 có các bệnh về nướu có nguy cơ phải nhập viện, vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cao gấp 3,5 lần so với những người không mắc bệnh tương tự. Những bệnh nhân này cũng có nguy cơ phải đặt máy thở cao gấp 4,5 lần và có khả năng tử vong do COVID-19 cao gấp 9 lần những người khác.

Trên thực tế, mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và COVID-19 có thể sẽ tạo ra ít ngạc nhiên hơn khi nhắc đến mối tương quan giữa sức khỏe răng miệng và các bệnh khác. Theo đó, vệ sinh răng miệng không sạch có liên quan đến việc khiến các bệnh khác trở nên trầm trọng hơn.

Về cơ bản, điều này xảy ra khi tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt duy trì trong thời gian dài, dẫn đến chứng rối loạn khuẩn - nơi vi khuẩn trong miệng chuyển từ trạng thái “hiền lành” thành “hung hãn”.

Mộ khi tình trạng vi khuẩn trong miệng trở nên trầm trọng hơn, chúng có thể gây ra các bệnh về nướu, phá vỡ các mô trong khoang miệng và xâm nhập vào máu.

Khi đó, vi khuẩn có thể di chuyển xung quanh cơ thể và “định cư” ở các cơ quan khác nhau, làm tăng mức độ viêm và theo thời gian sẽ góp phần gây ra các bệnh mãn tính...

Cụ thể, vệ sinh răng miệng kém có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, tăng huyết áp và làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh tiểu đường do làm tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, cũng sẽ có sự liên quan giữa sức khỏe răng miệng kém với nguy cơ sinh non, viêm khớp, bệnh thận, bệnh hô hấp và thậm chí là một số bệnh thoái hóa thần kinh, trong đó có cả bệnh Alzheimer.

Liệu điều tương tự có xảy ra với COVID-19?

Giới chuyên gia nhận định là có khả năng này. So với những người có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình, những bệnh nhân COVID-19 nặng có mức độ xuất hiện dấu hiệu viêm, gọi là CRP tăng cao hơn.

Một số người nhiễm COVID-19 nghiêm trọng cũng phải chịu đựng tình trạng “cơn bão cytokine”, nơi hệ thống miễn dịch làm việc quá mức để chống lại virus, đồng thời cũng gây hại cho các mô của cơ thể.

Nếu hai bệnh này xuất hiện cùng lúc, với virus COVID-19 và vi khuẩn miệng đều hoạt động mạnh mẽ trong máu, thì rất có thể khi chúng gặp nhau sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch gây hại cho chính các mô trong cơ thể, dẫn đến kết quả tồi tệ hơn cho người bệnh.

Nếu ai đó vệ sinh răng miệng kém, điều này có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc vi khuẩn làm việc tích cực hơn trong khoang miệng, sau đó có thể dễ dàng đi vào đường thở và phổi để tạo ra bội nhiễm.

Ngoài ra, tình trạng răng miệng kém có thể khiến người bệnh dễ lây nhiễm COVID-19 hơn. Cụ thể, các enzym từ vi khuẩn gây các bệnh về nướu răng có thể làm thay đổi bề mặt của miệng và đường hô hấp, khiến các vi khuẩn khác, chẳng hạn như COVID-19 có thể dễ dàng bám vào các bề mặt này và phát triển ở đó.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất ít thông tin để khẳng định về cách thức tương tác chính xác của vi khuẩn răng miệng với COVID-19. Có thể chúng đang kết hợp theo những cách khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trước nhiều nghiên cứu được thực hiện, có thể nói rằng việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này bao gồm đánh răng 2 lần/ngày, ít nhất 2 phút, với kem đánh răng có chứa florua và đến gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng răng miệng.

Các chuyên gia hi vọng sẽ không có ai phải mắc COVID-19, song nếu có, việc có sức khỏe răng miệng tốt và siêng năng chăm sóc răng miệng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng nghiêm trọng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các chuyên gia y tế Trung Quốc:
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 đã qua nhưng rủi ro vẫn còn

Trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, giới chức y tế Trung Quốc vẫn nhận định rằng chủng virus này vẫn có hại và Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, đồng thời tăng cường tiêm chủng cho các nhóm có nguy cơ cao.

Tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 đã qua nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top