ClockChủ Nhật, 27/09/2020 12:26

Về thôi chim sẻ!

Sương đám cỏGọi chim về làm tổĐã có nhiều hơn tiếng chim trời

Chừng như tôi đã viết về quán nhỏ, nơi gần như cuối cùng còn sót lại trong một hẻm nhỏ trên đường Minh Mạng này. Nói vậy là vì đôi khi ai đó trong thời gian chờ cô chủ cho máy xát xong phần gạo của mình thì ghé qua vườn nhà, trò chuyện bâng quơ về mấy cái cây, khóm hoa hay khúc gỗ thô mộc. Ai đó còn thời gian chút nữa thì ghé xuống uống một ngụm trà, rồi vui miệng kể mình đến từ đâu, hay chỗ thóc đó đến từ cánh đồng nào...

Chúng tôi là người mới, nên dăm ba câu chuyện như vậy cũng cho mình thêm những khái niệm, hoặc biết thêm về những người hàng xóm, về cuộc sống của những người dân ven phố thị. Hay nói đúng hơn, là những người đã gia nhập thị thành kể từ khi đất được giá, rồi có thêm những ngôi nhà mới mọc lên. Mùa gặt hái cũng không còn nhiều, nhưng chỗ máy gạo đó vẫn mở cửa và có khách.

Hôm đó, tôi nói với hàng xóm về lũ chim sẻ líu ríu trên mấy hàng dây điện bên hông và không gian nhỏ nhoi mà hiền hòa quá đỗi. Tôi kể với hàng xóm về bạn bè và những người khách của mình đã mang cà phê ra hàng hiên để uống cùng tiếng ríu ran của lũ chim bé bỏng. Kể về cô bạn khi trở lại Sài Gòn đã nhắn, rằng lâu lắm rồi, cô mới lại được thức dậy cùng ban mai trong trẻo. Những điều đó đã đánh thức cả tuổi thơ cô những ngày bé dại. Đôi khi trở về vào lúc chiếc máy xát cũ kỹ còn làm việc, tôi đã hít hà trong gió mùi cám ngọt và mùi gạo thơm tho khi xục tay mình trong mấy chiếc thúng nâu.

Hàng xóm có vẻ đã quá quen với những điều đó, nên chỉ mỉm cười khi bảo, thì nhờ chiếc máy gạo đó mà chim sẻ về xóm. Mà dạo này chúng cũng đã vắng đi nhiều rồi.

Tôi đã không để ý đến câu đó, cho đến khi nhận ra thiếu tiếng chim ríu rít trên vòm cây. Cứ nghĩ chắc lũ chim đã nhận sớm những tín hiệu về cơn bão Noul và đã tìm một nơi cư trú. Nhưng hôm đó, khi trở lại vào quãng giữa buổi sáng, tôi bắt gặp hai thanh niên cởi trần lúi húi giăng một vệt lưới mỏng theo chiều thẳng ngang. Rồi tôi nhận ra lý do mà hàng xóm nói về sự vắng ngót chim sẻ lúc ngồi bên hiên nhà. Tôi hình dung những chú chim sẻ mắc vào đám lưới trắng và mỏng đó sau khi sà xuống vệt cám, đám thóc vương vãi quanh máy xát, thấy như có ai vừa cứa vào mình. Lúc đó, một người trẻ đã quay sang nhìn tôi và bảo, bẫy chim vui mà chị. Bán cho người ta phóng sanh hay vào quán nhậu cũng được khá tiền. Với lại có phải của ai đâu mà chị giữ?

Tôi nhận ra, mình bắt đầu nhớ chim sẻ, không chỉ trong những buổi sáng tinh tươm. Thấy mấy cái cây nhà mình chừng như cũng trở nên trầm ngâm. Cả tiếng máy xát chếch bên kia hàng rào nữa, chúng không còn vui như mọi ngày.

Trước hôm bão về một ngày, tấm lưới trắng mỏng giăng theo chiều thẳng đứng ấy đã được gỡ đi. Người bẫy chim chắc sợ rách lưới. Xóm nhỏ của tôi cũng khá nguyên vẹn khi Nuol lướt qua, dù ngoài đường ngổn ngang cây gãy đổ. Lửng chiều như khi tôi gõ những dòng này, đã lại nghe tiếng máy xát lạch xạch phía bên kia hàng rào.

Có vẻ như không gian này đã trở lại bình yên cũ. Dù nói thật là tôi cũng không chắc những người đi bẫy chim có biết cách làm lành với thiên nhiên hay không, hoặc rời đi đến bao lâu nhưng cây vẫn xanh mà. Nên chim sẻ ơi, về đi…!

KHANG NHIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình yên ngồi xuống

Tôi ân cần dẫn bạn đến những quán cà phê vườn thoáng đãng giữa lòng Cố đô. Thương hiệu của Huế là thành phố xanh, là thành phố sống chậm nên thiếu gì nơi chốn để bạn trải nghiệm một nếp sống thong dong.

Bình yên ngồi xuống
KỶ NIỆM 45 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 - 17/2/2024)
Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên

Cách đây 45 năm, quân và dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhắc lại cuộc chiến là cách tri ân những thế hệ cha anh đã đổ xương máu để biên cương bình yên và cũng là thêm một lần nhắc nhớ về một Việt Nam có chủ quyền và luôn hướng tới một tương lai hòa bình, hữu nghị và hợp tác để cùng nhau phát triển.

Không thể quên những người đã vì biên cương bình yên
Chuyện bắt trộm tại chợ Đông Ba

Là một khu chợ sầm uất, đông người qua lại, Đội Trật tự bảo vệ ngày (TTBVN) của chợ Đông Ba cũng đối mặt với nhiều tình huống người dân, tiểu thương bị mất cắp khi tham gia mua sắm ở chợ. Tuy vậy, các đối tượng trộm cắp, lừa đảo tại chợ đều bị Đội TTBVN tóm gọn.

Chuyện bắt trộm tại chợ Đông Ba
Những bình yên bên hiên nhà

Ngày mùa đông thảnh thơi ngồi bên bếp lửa hồng, thong dong ngắm nhìn mưa bay và gió lạnh chầm chậm dừng chân bên thềm nhà. Chỉ có sự an yên tràn trong chái bếp nhỏ. Bữa cơm thanh lành giữa chiều bình dị đầy tiếng chim lích chích trong khu vườn xanh bóng lá. Những bức tranh yên ấm ấy, luôn trở đi trở lại trong tập thơ, tản văn “Tiếng mưa” (NXB Dân Trí, 2023) của Lê Bích Nguyệt như nỗi khát khao về một nhịp sống đầy tự tại bên cây cỏ, hoa lá, để năm tháng cứ thế bình lặng đi qua hết dâu bể cuộc đời.

Những bình yên bên hiên nhà
Bình yên trên nẻo biên cương

Lãnh đạo hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy & tội phạm (PCMT&TP); xây dựng lực lượng chuyên trách PCMT&TP vững mạnh toàn diện trong tình hình mới, là nhiệm vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh thực hiện, triển khai trong 5 năm qua, góp phần giữ gìn vững chắc an ninh chính trị (ANCT), trật tự an toàn xã hội (TTATXH) ở khu vực biên giới.

Bình yên trên nẻo biên cương
Return to top