ClockThứ Sáu, 29/05/2020 21:16

Về vùng tràm, xem quy trình ươm cây đến chưng cất sản phẩm

TTH.VN - Thừa Thiên Huế hiện có hơn 200 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh sản xuất dầu tràm, với hơn 50 lò chưng cất, tập trung chủ yếu tại 2 huyện Phú Lộc và Phong Điền. Sản lượng tinh dầu ước tính khoảng trên 16 nghìn lít dầu/năm. Doanh thu từ việc sản xuất và kinh doanh dầu tràm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ước khoảng 14 tỷ đồng/năm.

Khách du lịch đến Nhật Bản trong tháng 4 giảm 99,9%Chuyển trạm biến áp 110kV Phú Bài sang vận hành cùng mạch với trạm Chân Mây, Lăng CôSông ngày nâuNông dân Phong Điền thu hoạch sắn chạy lũNgười dân Phú Vang không còn chặt cây trầm gió bán cho thương láiỒ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái

Một vùng nguyên liệu rộng lớn bên khu sản xuất chính là lợi thế cho nhà đầu tư

Trong bối cảnh và điều kiện nguyên liệu tràm tự nhiên bị khai thác quá mức, nguồn nguyên liệu gặp không ít khó khăn và bế tắc. Việc bảo tồn, xây dựng, quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất tinh dầu rất cần thiết, hướng tới mở rộng thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Tiến sĩ Phạm Thành, tư vấn kỹ thuật của Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Hương Cát cho biết: “Chúng tôi theo đuổi việc thu thập các giống tràm tự nhiên ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế để tìm ra những giống tràm bản địa có hàm lượng tinh dầu cao. Qua nghiên cứu, gieo ươm và trồng thử nghiệm, cây tràm gió được trồng ở vùng đất chịu nhiều nắng gió khô cằn thuộc Phong Điền và Phú Lộc có hàm lượng tinh dầu cao nhất. Chúng tôi mong chính quyền địa phương các cấp khai thác tiềm năng, xây dựng quy hoạch và phát triển những vùng trồng tràm nguyên liệu, hướng tới phát triển bền vững nhưng vẫn giữ được cân bằng sinh thái vùng cát…”

Trên thực tế, triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay một số địa phương như Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc… đã đưa vào quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất  dược liệu và tinh dầu, với tổng diện tích hàng trăm ha. Riêng huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất dược liệu chủ yếu ở các xã vùng gò đồi như Phong An, Phong Sơn, Phong Xuân và Phong Mỹ; vùng cát Phong Hiền, Phong Chương, Phong Hòa… với tổng diện tích 180 ha. Đến nay toàn huyện đã trồng, khoanh vùng bảo tồn cây tràm tự nhiên, với diện tích 40 ha.

Hình ảnh quá trình từ ươm tràm đến thành phẩm:

Môt khu ươm giống cây dầu tràm

Các nhà nghiên cứu ươm thử nghiệm các loại tràm để tìm ra giống cây có chất lượng tinh dầu cao 

Tràm được ươm từ hạt có tuổi thọ dài hơn so với cây tràm hom

 Người dân triển khai trồng tràm trên các vùng đã được quy hoạch

Vào mùa thu hoạch

Đưa nguyên liệu vào lò

Chưng cất dầu

Thành phẩm có chất lượng tinh dầu cao từ cây tràm trồng

 Nguyễn khoa Huy (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top