ClockThứ Tư, 14/06/2017 09:42

Vết thương vô tình

TTH - Để được quyền nuôi con, trước tòa các ông bố bà mẹ không tiếc lời “tố’ bên kia, đã vô tình gây ra vết thương trong tâm hồn non nớt của trẻ thơ.

Hôm ấy, TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn”. Nguyên đơn là vợ cũ. Bị đơn là chồng cũ. Và “tài sản tranh chấp” là đứa trẻ 11 tuổi, con trai chung của họ.

Đã từng là một gia đình, nhưng cách đây mấy năm vợ chồng họ đã ra tòa đường ai nấy đi. Đứa con trai nhỏ giao cho người cha trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Nay với lý do chồng cũ đã có gia đình mới, nên chăm sóc nuôi dạy con bị xao nhãng, con học hành sa sút, vợ cũ đứng nguyên đơn khởi kiện ra TAND TP. Huế yêu cầu được quyền trực tiếp nuôi con.

Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn. Khi bản án sơ thẩm vẫn chưa phát sinh hiệu lực, người mẹ đưa con về nhà mình rồi “giữ” lại luôn. Không đồng ý với bản án sơ thẩm, bị đơn (người cha) kháng cáo lên cấp phúc thẩm, quyết “giành lại” con. Phòng xét xử TAND tỉnh chia hai nửa. “Một bên” là cha, ông bà và những người thân bên nội. “Bên kia” là mẹ, bà ngoại và đứa trẻ- “tài sản” đang bị “giành qua giữ lại”.

Ngồi cùng mẹ và bà ngoại, thỉnh thoảng đứa trẻ nhìn qua phía nhà nội bằng ánh mắt rụt rè. Ánh mắt ấy khiến không gian phòng xét xử như chùng lại, xót xa, ngậm ngùi.

Trước hội đồng xét xử phúc thẩm, bị đơn ấm ức “tố”: Trước đây vợ cũ “vứt” con lại cho anh nuôi, anh đã lo lắng cho con đầy đủ từ cái ăn cái mặc đến học hành. Vợ mới của anh cũng thương yêu đứa trẻ như con ruột...

Nguyên đơn trình bày: Năm 2012 khi ly hôn, vì điều kiện kinh tế chưa ổn định nên chị đồng ý giao con cho chồng trực tiếp chăm sóc. Thế nhưng, việc nuôi dưỡng phần lớn lại do ông bà nội của cháu. Sau khi lấy vợ, sinh con mới, tình cảm của anh dành cho con bị chia sẻ nên nhạt dần...

Trả lời câu hỏi của tòa, thực sự trong lòng bây giờ thích ở với ai, đứa trẻ 11 tuổi nghẹn ngào, đứt quãng: “Ba lấy vợ có 2 em... Ba nói, mẹ bỏ con...”. Không nói trọn câu, đứa trẻ ngồi gục mặt xuống bàn, khóc.

Tòa phân tích, con trẻ biết nghe lời hay không là do sự cảm hóa chân tình của cha mẹ. Vậy nên, các bậc cha mẹ phải suy nghĩ, tìm hiểu căn nguyên, đừng đổ lỗi cho nhau. Phải thiếu cha hoặc mẹ, đã là thiệt thòi lớn của những đứa trẻ chưa thành niên. Vậy nên, xin cha mẹ đừng vì “giành” con mà “tố” nhau, khiến vết thương trong tâm hồn trẻ thơ càng nặng và khó lành.

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt

Dù chỉ là vết da trầy xước, nhưng nếu vùng bị thương có tiếp xúc trực tiếp nước bẩn, nước tù đọng, ngập lụt thì người dân tuyệt đối không chủ quan. Đây hoàn toàn có thể là “cửa ngõ” để những vi khuẩn nguy hiểm trong môi trường ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể, nhất là những vi khuẩn gây uốn ván, hay Whitmore.

Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt
Những người “chữa lành” vết thương

66 nóc nhà tại thôn Mai Vĩnh và Khánh Mỹ (Vinh Xuân, Phú Vang) bị tốc mái nặng trong lốc xoáy. Các lực lượng ở địa phương và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tăng cường quân số, trong một ngày đã giúp dân dọn dẹp xong những ngổn ngang, đổ nát. Và rồi, BĐBP Đồn Biên phòng Vinh Xuân tiếp tục “ở lại”, xắn tay “chữa lành” những vết thương.

Những người “chữa lành” vết thương
Khu vườn xanh tươi

Ngoài diện tích đã được dùng để xây dựng nhà, khoảnh đất nhỏ hiếm hoi, trồng ngò gai và hẹ.

Khu vườn xanh tươi
Điều không thể chấp nhận

Sự yên tĩnh của xóm nhỏ bị phá vỡ bởi tiếng quát tháo, vứt ném đồ đạc từ ngôi nhà giữa xóm.

Điều không thể chấp nhận
Return to top