ClockThứ Bảy, 12/09/2015 10:59

Vì đâu nên nỗi

TTH - Không vơ đũa cả nắm nhưng thành ngữ “mẹ chồng nàng dâu” khiến người ta nghĩ đến những bất hòa xung khắc; thường thì mối quan hệ này hay hoặc dở phần nhiều phụ thuộc vào người mẹ. Vậy, mẹ chồng nàng dâu, vì đâu nên nỗi? Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất hòa chính là lòng ích kỷ; chuyện về người mẹ ở cạnh nhà tôi là một ví dụ.

Chồng mất sớm, bà ở vậy, dồn tình thương cho con trai duy nhất. Việc bà rất thích “quảng bá” con là điều dễ hiểu; mỗi khi chị em cùng phố trò chuyện về con cái, bà loanh quanh xa gần rồi bắt đầu “khoe” con. Bà là đầu mối làm bùng nổ xích mích giữa người lớn mà căn nguyên bắt đầu từ chuyện cỏn con của trẻ…Ngay khi con đang học đại học, người mẹ ấy đã lo tìm vợ cho nó; cuộc kén dâu với yêu cầu cao diễn ra ngấm ngầm nhưng khẩn trương. Không chỉ dung nhan, tính tình hay công ăn việc làm, bà muốn con dâu có những đặc điểm ngoại hình hứa hẹn dễ sinh nở hay khéo nuôi con. Việc tìm vợ cho con chỉ dừng khi bà “duyệt” một nữ dược sĩ trẻ-là con của người bạn từng làm với bà ở công ty dược ngày trước. Ai cũng khen bà có cái nhìn tinh tế và cảm nhận chính xác khi tìm được nàng dâu vẹn toàn.

Thế nhưng bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu nhà ấy sớm bộc lộ; tin rò rỉ từ nội bộ cho hay, chính sự xét nét của mẹ đã khiến con dâu khó ở. Việc nhỏ như con vì vội đi làm mà quên chào mẹ cũng bị trách hay đôi vợ chồng trẻ ngủ dậy trễ liền bị mắng. Cả việc con trai hay giúp vợ rửa chén, lau nhà, giặt quần áo cũng bị mẹ chê là “đội vợ lên đầu”, “làm mất thể diện đàn ông” (?). Đi công tác xa về, chàng trai có quà tặng mẹ và vợ nhưng người mẹ vẫn dỗi khi thấy gói quà kia to hơn, dù chưa biết chất lượng ra sao. Những cử chỉ âu yếm hay chăm sóc nhau của đôi vợ chồng trẻ khi ăn cơm hay lúc xem ti vi cũng khiến người mẹ “ngứa mắt”. Nhiều khi mẹ quá lời với vợ nhưng anh chồng trẻ không dám hó hé vì sợ bậc sinh thành cho là “bênh vợ, chẳng xem mẹ ra gì”… Xung khắc giữa mẹ chồng nàng dâu nhà ấy có xu hướng tăng khiến bà tổ trưởng dân phố phải hòa giải và yên vui dần trở lại.
Theo bà tổ trưởng, người phụ nữ luống tuổi nào cũng mong con sớm thành thân, sớm có cháu. Thế nhưng khi con có vợ, tình cảm bị chia sẻ đã khiến không ít bà mẹ buồn tủi, cảm thấy bị mất mát. Tính ích kỷ có khi đẩy người mẹ đến chỗ ác cảm với nàng dâu-người đã chia sẻ tình cảm của con trai; cũng vì ích kỷ, có những mẹ chồng không thích dâu nhưng lại rất quý cháu vì đó máu mủ của mình. Lẽ thường, khi con trai lập gia đình ắt sẽ chia sẻ tình cảm, trách nhiệm với vợ; người mẹ cần vượt qua suy nghĩ hẹp hòi để gia đình được hạnh phúc.
Nguyễn Cảnh Tường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top