ClockThứ Sáu, 30/08/2019 05:15

Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp: Nguy hiểm và thiệt hại lớn

TTH - Mỗi năm, toàn tỉnh có trên 100 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) do người dân không hợp tác với ngành điện trong việc chặt cây, tỉa cành, kinh doanh trong và ngoài hành lang tuyến gây mất điện.

Phong Điền: Tập huấn an toàn lưới điện cao ápTập huấn an toàn lưới điện cao áp

Nhiều hộ dân xây dựng quán sửa xe, buôn bán xung quanh trụ điện ở điểm giao đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh tiềm ẩn nguy cơ chập điện

Gián đoạn sản xuất kinh doanh

Ngày 21/6/2019, tại vị trí 279 xuất tuyến 471 trung gian Bốt Đỏ, ông Hồ Văn Hương, trú tại thôn Lê Triêng 2, xã Hồng Trung (A Lưới) trong quá trình cưa cây đã để cây đổ vào đường dây gây mất điện khu vực 4 xã Bắc Sơn, Hồng Trung, Hồng Vân và Hồng Thủy. Đây là 1 trong số hơn 100 vụ vi phạm HLATLĐCA xảy ra tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại lớn cho ngành điện và làm gián đoạn sản xuất kinh doanh.

Phó Giám đốc phụ trách Điện lực A Lưới, ông Hồ Long cho rằng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xảy ra 30 vụ vi phạm HLATLĐCA, tăng 13 vụ so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do dân khai thác cây nhưng không có biện pháp hạ cây an toàn, dẫn đến ngã đổ vào đường dây điện tăng cao; tình trạng trồng cây quá cao nên mặc dù nằm ngoài HLATLĐ nhưng vẫn ngã đổ vào đường dây khi gió lớn.

Theo ông Long, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm HLLĐCA, song chủ yếu là do hiểu biết, nhận thức của người dân còn hạn chế. Mặc dù ngành điện và các cấp chính quyền địa phương đã có sự phối hợp tuyên truyền cảnh báo, nhưng người dân vẫn chưa thấy được những thiệt hại, nguy hiểm khi vi phạm khoảng cách an toàn của LĐCA khi cố tình chặt cây, xây dựng cải tạo, cơi nới, lấn chiếm buôn bán gần khu vực có thiết bị điện.

Tại địa bàn TP. Huế, ngooài việc chặt cây, tỉa cành gây ngã đổ vào đường dây điện, một số hộ kinh doanh còn trưng dụng, lấn chiếm các trạm biến áp, cột điện để kinh doanh, mua bán và treo biển quảng cáo tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và gây mất điện khi có sự cố xảy ra.

Khu vực giao nhau giữa đường Trần Phú và Hàm Nghi, phường Phước Vĩnh, nhiều hộ dân tự ý “biến” khu vực xung quanh trụ điện làm nơi kinh doanh, buôn bán và treo biển hiệu quảng cáo, vừa vi phạm HLATLĐCA, vừa nguy hiểm đến tính mạng của người dân, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết bất thường như mưa to kèm giông sét, gió lốc hoặc nắng nóng kéo dài dễ dẫn đến chập điện gây cháy nổ.

Theo chị Hoàng Thị Liễu, kinh doanh ở khu vực gần cột điện ở đường Trần Phú, do mặt bằng kinh doanh quá hẹp, trong khi hàng hóa ngày càng nhiều nên thi thoảng có “lấn sang” phần đất gần cột điện để bỏ hàng và treo tấm biển giới thiệu để khách hàng dễ quan sát.

Công tác xử lý chậm, chưa hiệu quả

Phó Giám đốc điều hành Điện lực Nam sông Hương, ông Phạm Như Vĩnh Tiến cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc chấn chỉnh tình trạng vi phạm HLATLĐCA là ngành điện không có chức năng xử phạt mà chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, lập biên bản vi phạm và thông báo cho chính quyền địa phương để phối hợp xử lý nên công tác xử lý chậm và chưa hiệu quả.

Để hạn chế tình trạng này, hằng tháng, đơn vị cử công nhân đi kiểm tra đường dây, phát hiện cây gãy đổ hoặc có nguy cơ gãy đổ để phối hợp với Trung tâm Công viên cây xanh tiến hành chặt và cắt tỉa, đồng thời làm việc với UBND các phường triển khai kế hoạch phối hợp và tuyên truyền, vận động người dân nhằm có giải pháp đền bù cho dân để chặt tỉa cây theo quy định.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đại Phúc thông tin, hiện công ty đang quản lý vận hành hơn 268km đường dây trung thế và hạ thế. Những tháng đầu năm 2019, đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để bảo vệ HLATLĐCA. Trong đó, các đơn vị phối hợp ra quân phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền ý thức bảo vệ hành lang đến chủ rừng, chủ cây, các hộ kinh doanh, phát tờ rơi cho khách hàng, dán biển cảnh báo và số điện thoại hotline tại các cột điện đi qua khu vực rừng đồi để các chủ rừng phối hợp với điện lực trực thuộc giám sát việc khai thác cây.

Năm 2019, công ty đã bố trí vốn cho việc cải tạo nâng cấp lưới điện, như bọc hóa đường dây cao áp, nâng cột, lắp chụp cột; bố trí nguồn kinh phí cho hỗ trợ đền bù cây trồng của người dân. Phối hợp với Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế tổ chức các hội nghị triển khai các văn bản pháp lý trong bảo vệ HLATLĐCA, giới thiệu quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện, các biện pháp phòng tránh tai nạn điện và tăng cường công tác an toàn điện và bảo vệ công trình. Phối hợp với các ban ngành xử lý, ngăn chặn các trường hợp treo biển hiệu, biển quảng cáo, ăng ten ti vi… có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện.

Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các nguy cơ mất an toàn khi vi phạm HLATLĐCA, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã và TP. Huế xem xét, chỉ đạo và hỗ trợ ngành điện trong việc chặt tỉa cây; giải tỏa các trường hợp vi phạm trưng dụng, lấn chiếm các trạm biến áp, trụ điện để kinh doanh buôn bán, treo biển quảng cáo nhằm đảm bảo ATLĐ và tính mạng của người dân, đặc biệt là khi mùa mưa bão đến gần.

Bài, ảnh: Hồ Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn

Sáng 30/3, thông tin từ Cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan này đã thống nhất với đơn vị liên quan về phương án điều tiết, phân luồng xe đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn nhằm giảm tải cho tuyến đường này. Theo đó, xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi - rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Đồng ý cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải trọng lớn vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

TIN MỚI

Return to top