ClockChủ Nhật, 31/10/2021 07:07

Vi rút giữa chúng ta

Dĩ nhiên là trước, nhưng kể từ khi bài hát Ghen cô-vy ra đời, chuyện bắt tay, chào hỏi nhau giữa mọi người gần như đã bị “đình chỉ”. Thay vào đó là sự thể tất đồng điệu giữa cá thể/đối tác bằng những cái mỉm cười, gật đầu, huých nhẹ cùi chỏ, co tay lại hình nắm đấm và chạm, hoặc đá nhẹ vào giày nhau… Chắc là chưa khi nào điều đó lại trở nên bình thường như vậy. Trước đó, hẳn nó sẽ được xem là kỳ khôi (trừ phong tục, tập quán ở một bộ tộc nào đó). Nhưng chúng ta có thể làm gì khác, khi văng vẳng bên tai là “cùng rửa tay xoa xoa xoa đều/Đừng cho tay lên mắt, mũi, miệng/và hạn chế đi ra nơi đông người/đẩy lùi virus Corona…”

Khi Delta - một  biến thể của virus SARS-CoV-2 - được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ lây lan cao gấp khoảng hai lần so với các biến thể trước như đã xuất hiện ở 142 quốc gia vào khoảng gần trung tuần tháng 8/2021 và dự báo sẽ tiếp tục tăng khả năng lây nhiễm và lan rộng, con người lại trở nên “dè chừng” với nhau hơn. Dè chừng ngay cả khi đã tiêm đủ liều và có “hộ chiếu vắc-xin” hẳn hoi.

Trong tình hình hiện tại, điều này cũng là một phần của “bình thường mới”. Chúng ta có thể hiểu điều này khi một nghiên cứu của Chính phủ Anh cho thấy, vi rút vẫn là cơ chế đe dọa an ninh sức khỏe khi lơ lửng giữa con người với con người. Mũi vắc-xin thứ nhất chỉ có thể bảo vệ bạn ở mức 35%; được tiêm hai mũi, nghĩa là bạn vẫn có 79% nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng do biến thể Delta nhưng có thể giảm đến 96% khả năng phải nhập viện. Hoặc cụ thể hơn là giúp giảm 96% tỷ lệ nhập viện điều trị đối với Pfizer và 92% đối với AstraZeneca và khả năng bảo vệ chống lại nguy cơ bệnh chuyển biến nặng cũng không phải là con số tuyệt đối với chỉ số hơn 90%...

Ở một khía cạnh khác của vấn đề, COVID-19 rõ ràng đã làm thay đổi hình thức giao tiếp trong các cộng đồng xã hội. Giữa khi mà thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 như bây giờ, việc thích ứng này đã không còn là sự thay đổi về mặt hình thức, mà đã trở thành kỹ năng để cùng nhau giữ an toàn cho cá nhân và xã hội. Chúng ta cũng sẽ thấy đó là điều bình thường không chỉ khi mọi người đeo khẩu trang mỗi lúc ra đường, mà là điều bình thường khi ai đó vẫn nhất mực đeo khẩu trang vào các phòng họp - cho dù nơi đó đã được xác định là vùng xanh, cho dù trước khi bước vào đó đã được test nhanh, hoặc xét nghiệm PCR… Cũng là điều hẳn nhiên thôi vì SARS-CoV-2 là một kẻ thù giấu mặt. Chúng lơ lửng giữa chúng ta, có thể ở đâu đó trong chúng ta, ở đâu đó trong không gian mà chúng ta đang hít thở mỗi giây phút.

Nhưng cho dù là đại dịch và cho dù đã có hàng triệu, thậm chí có thể là trên chục triệu người tử vong, COVID-19 rồi cũng sẽ dần được khắc chế bởi các thể loại vắc-xin. Điều mà tôi muốn nói ở đây còn là một loại vi rút khác, có thể không gây chết người ngay nhưng sẽ làm bào mòn các giá trị sống, giá trị văn hóa của đời sống. Đó là khi con người mang trong mình các tế bào ác tính của sự kèn cựa, đố kỵ, ganh ghét, tranh đua tiêu cực…và khi không vượt qua được chính bản thân bằng khả năng nhận thức các giá trị, họ có thể bị nhấn chìm bởi chính những điều đó.

Cho dù không phải là phổ biến, nhưng cho đến bây giờ, “vi rút” này vẫn chưa có “vắc-xin” và chắc là sẽ không có vắc-xin nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực.

TRÀ MIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top