ClockThứ Tư, 24/11/2021 14:13

Vị thế của văn hóa

Sáng nay (thứ tư, ngày 24/11/2021), Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra tại Hà Nội. Đây là một sự kiện quan trọng và đang được dõi theo của đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong việc đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua; kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới đất nước, cũng như kỳ vọng vào phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045...

Kinh tế, hẳn nhiên là trợ lực và chiếm vai trò quan trọng trong phát triển, nhưng dòng chảy văn hóa lại chiếm vai trò nền tảng của sự phát triển đó. Hoặc có thể hiểu theo một cách khác là quy định sự tiến bộ, nhân văn của quá trình phát triển và không loại trừ bất cứ một quốc gia nào trong dòng chảy của nó. Trong đó, còn bao hàm cả việc giữ gìn bản sắc như một đặc tính riêng của mỗi dân tộc.

Phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời, phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tiêu chí dân tộc, khoa học, đại chúng… là những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra tại diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất vào ngày 24/11/1946. Tại diễn văn này, Bác cũng đã nhấn mạnh vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ và đặt mối quan tâm sâu sắc đối với thiếu niên, nhi đồng như một sự kế thừa và phát triển của những thế hệ tiếp nối.

“Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” là điều đã được Bác Hồ khẳng định. Văn hóa không chỉ là văn hóa. Văn hóa không chỉ là chính trị, là nền tảng kinh tế mà văn hóa còn là chủ thể xây dựng lý tưởng tự chủ, độc lập của dân tộc, đồng thời cũng là trụ cột và nền tảng để xã hội phát triển, bao gồm cả việc nâng cao nhận thức và cả việc tự rèn, tự sửa mình và biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân… là những vấn đề mà mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ tự lĩnh hội và điều chỉnh chính bản thân mình qua việc nhận thức của việc “soi đường” và điều đó vẫn luôn là giá trị mang tính thời đại.

Đã 75 năm kể từ khi diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất. Tại hội nghị lần này, rất nhiều vấn đề sẽ được đánh giá, nhìn nhận và phát huy để lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, nhằm khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh để đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Giá trị cốt lõi, đồng thời là nền tảng cũng như động lực và vị thế của văn hóa trong sự phát triển chắc chắn sẽ tiếp tục được đặt ra tại hội nghị văn hóa toàn quốc lần này, với rất nhiều hệ quy chiếu. Và đó là điều đang được người dân quan tâm, kỳ vọng.

Lê An Nhi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách
Return to top