ClockThứ Tư, 08/12/2010 18:36

Vị thế trung tâm lưu trữ

TTH - Việc nhà nghiên cứu Phan Thuận An được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp văn thư, lưu trữ” một lần nữa cho thấy, Huế là một trong những nơi có vị thế về mặt lưu trữ. Ngoài thư viện Tổng hợp Huế, Trung tâm Học liệu Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, là ba trong những đơn vị Nhà nước có chức năng lưu trữ, Huế còn có nhiều tủ sách tư gia, đang sở hữu một nguồn tư liệu phong phú và đa dạng.

Nói về giá trị thông tin, có thể thấy, tư liệu lưu trữ có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt văn hóa, lịch sử. Như mới đây, nhân 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tại Đà Lạt, từ tài liệu mộc bản triều Nguyễn, đã cho công bố bản gốc chiếu dời đô của Lý Công Uẩn cách đây hàng thế kỷ. Hay từ nguồn tư liệu do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cất giữ, đã tìm thấy những văn bản quí liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa, sau đó đã được chuyển cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam để củng cố tư liệu về chủ quyền biển đảo của dân tộc.

Trong qui hoạch phát triển văn hóa cả nước đến năm 2020, Chính phủ cũng đã xác định Huế cùng với T.P Hồ Chí Minh, Hà Nội, là một trong ba trung tâm lưu trữ quốc gia. Định hướng này sẽ là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, cơ chế đầu tư và quan trọng nhất, là lộ trình để qui tụ, bảo tồn vốn thư tịch, tư liệu trên địa bàn Thừa Thiên Huế cho muôn đời sau.
 
Về công tác thu thập, thời gian qua, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, một số đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, đề án… đã được tiến hành. Như chương trình số hóa tư liệu Hán-Nôm tại Thư viện Tổng hợp Huế trong hai năm gần đây. Lâu hơn, đó là các chương trình nghiên cứu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Chưa kể, một số nhà nghiên cứu từng thực hiện đề tài khoa học về sưu tầm văn bản, thư tịch cổ trên địa bàn. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đang có kế hoạch xin kinh phí từ Trung ương để thực hiện dự án sâu hơn trên lĩnh vực này.
 
Tuy nhiên, ngoài mặt tích cực, một số ý kiến tỏ ra lo ngại trước cách qui tập tài liệu như lâu nay, có thể dẫn đến chồng chéo, phân tán, ít hiệu qủa. Đáng lo nhất là trước khi lộ trình xây dựng trung tâm lưu trữ quốc gia hoàn tất, cần phải nghĩ đến việc bảo quản nguồn tư liệu như thế nào trước nguy cơ mai một, hư hỏng, thất lạc do thiên tai đang từng ngày đối mặt.
 
Tiểu Muội
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top