ClockThứ Ba, 28/02/2017 14:06

Vỉa hè không còn là nơi phục vụ người đi bộ

TTH - Hầu hết các vỉa hè nằm ở trung tâm TP. Huế đều đã bị chiếm dụng để buôn bán, giữ xe, khiến cho việc đi bộ của người dân phần nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vỉa hè chạy dọc theo hai bên đường phố, thường được xây lát để phục vụ cho người đi bộ. Tuy nhiên, mục đích này hiện không đạt được bởi sự lấn chiếm của người dân.

Đi bất cứ con đường nào ở trung tâm thành phố từ phía Bắc đến phía Nam đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân lấn chiếm vỉa hè đi buôn bán, để xe. Người thì chỉ sử dụng cho tủ đựng thuốc lá, vài lít xăng; có người thì sử dụng cả chục mét vuông cho việc buôn bán thức ăn như bún, cháo, cà phê…, nhưng cũng có người sử dụng hàng chục mét vuông cho việc bán hàng nhậu. Điều đáng nói, việc buôn bán vỉa hè dù bị các lực lượng chức năng thường xuyên dẹp bỏ, thậm chí bị xử phạt về mặt hành chính nhưng khi lực lượng chức năng rút đi thì người ta lại bày ra bán.

Nhiều ý kiến cho rằng, buôn bán vỉa hè cơ động, ít đầu tư, lãi nhiều, nhất là chẳng phải tốn đồng nào tiền thuế, tiền thuê mặt bàng. Với những thực khách, thức ăn, thức uống vỉa hè thường phục vụ nhanh, ngon và rẻ; mặt khác, ngồi vỉa hè thoáng đãng, vui mắt khi ngắm phố phường người qua kẻ lại, việc đỗ xe cũng rất thuận lợi.

Tuy nhiên, lợi bất cập hại. Việc lấn chiếm vỉa hè để buôn bán tạo ra một sự nhếch nhác cho mỹ quan đô thị. Người buôn kẻ bán, người ngồi người đứng rất lộn xộn, nhiều khi tranh dành khách lẫn nhau xảy ra xô xát, va chạm, nói tục, chửi thề. Ngoài ra, việc lấn chiếm vỉa hè còn tạo ra sự nguy hiểm cho người đi bộ. Bởi khi vỉa hè không còn chỗ, họ đành phải đi xuống phần đường dành cho phương tiện giao thông. Và cũng từ đây xảy ra biết bao nhiêu chuyện thương tâm khi bị xe cộ đâm phải.

Thiết lập lại trật tự vỉa hè vừa tạo môi trường, cảnh quan đô thị, đồng thời, trả lại phần đường cho người đi bộ. Các cấp chính quyền cần vào cuộc quyết liệt để giải quyết triệt để vấn nạn này. Nếu thực sự thấy vỉa hè là nơi cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt, buôn bán của người dân, nên chăng, chính quyền cần xây dựng phương án, quy hoạch lại vỉa hè; phần đường nào dành cho người đi bộ, phần đường nào dành cho người kinh doanh, buôn bán. Có như thế, vỉa hè mới thật sự được quản lý một cách chặt chẽ hơn, góp phần làm cho TP. Huế ngày càng sạch đẹp, văn minh và trật tự hơn”.

Hoàng Trọng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có đường… cứ thế là đi

Công viên hay phần đường dành cho người đi bộ được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, đi lại của người dân, thế nhưng lại có không ít người vô tư điều khiển xe máy chạy vào, gây nên tình trạng nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Có đường… cứ thế là đi
Dự án hơn 87 tỷ đồng chỉnh trang vỉa hè qua huyện Phong Điền vào chặng cuối

Ngày 27/2, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền cho biết: hai DA đầu tư chỉnh trang vỉa hè dọc tuyến Quốc lộ 1 (QL1A) qua trung tâm An Lỗ và thị trấn Phong Điền với tổng mức đầu tư 87tỷ đồng bằng ngân sách Nhà nước đã đạt hơn 85% kế hoạch, góp phần tạo điểm nhấn và kết nối các đô thị ở địa phương này.

Dự án hơn 87 tỷ đồng chỉnh trang vỉa hè qua huyện Phong Điền vào chặng cuối
Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

Nhiều công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng sản xuất. Ngoài nguồn vốn bảo trì của đơn vị quản lý, vận hành, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương lồng ghép kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình, nhằm chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

TIN MỚI

Return to top