ClockThứ Ba, 17/01/2012 10:50

Việc làm ngày Tết

TTH - Không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần, thế nhưng không ít người vẫn hằng ngày rong ruổi trên những tuyến phố, hay đến các trung tâm giới thiệu việc làm với mong muốn tìm cho mình một việc làm trong những ngày tết.

Sôi động thị trường việc làm

Chạy một vòng quanh thành phố, chúng ta dễ dàng bắt gặp những tấm biển tuyển nhân viên, việc làm ngày tết. Tại các tuyến phố, nhiều tờ rơi có nội dung hấp dẫn, như “kiếm tiền tiêu tết, lương gấp 3 ngày thường” hay “kiếm tiền tiêu tết mỗi ngày thu nhập 100 ngàn đến 200 ngàn”. Công việc chủ yếu là bán hàng, phục vụ nhà hàng, quán cà phê và dọn dẹp nhà cửa...

Chỉ tính riêng đoạn đường Hùng Vương nổi tiếng với những shop thời trang, chúng tôi thống kê có trên 12 tấm biển cần tuyển nhân viên. Khi chúng tôi vào hỏi thăm và ngỏ ý có ý định xin việc làm trong những ngày tết, bà chủ nói: “Ở đây không làm theo ca mà làm cả ngày, từ khoảng 8h sáng đến 10h tối, lương tháng 1 triệu 2 trăm ngàn đồng”. Bà này còn cho biết thêm: “Do nhu cầu mua sắm tăng nhanh trong những ngày tết nên chúng tôi phải tuyển thêm người làm, như thế mới có thể kiểm soát được, tránh tình trạng mất hàng.”


Do nhu cầu mua sắm tăng cao nên các shop thời trang liên tục tuyển thêm người

 Nguyễn Thị Huyền, đang học Trường đại học dân lập Phú Xuân. Mặc dù đang thi học kỳ nhưng Huyền vẫn tranh thủ thời gian đi kiếm việc làm thêm. Huyền tâm sự: “Mình gần thi xong nên tranh thủ đi xin việc làm để kiếm thêm ít tiền tiêu tết. Được một người bạn giới thiệu vào làm tại một shop giày trên đường Bến Nghé, mỗi ngày có hai ca, mình làm ca chiều từ 2h đến 10h tối, lương mỗi ca là 8 trăm ngàn đồng. Nhưng mấy ngày nay khách đến mua hàng đông nên dì chủ nhờ mình làm 2 ca, từ đây đến tết chắc cũng kiếm được gần triệu rưỡi. Như thế là không phải lo lắng là không có tiền tiêu tết rồi”.

Ngoài bán hàng tại các shop, những công việc như tiếp thị hay phục vụ tại các nhà hàng, quán cà phê cũng được nhiều bạn quan tâm. Nguyễn Đăng Nhật, sinh viên Trường đại học Khoa học Huế tâm sự: “Ba mẹ em ly dị nhau khi em còn học năm 1 nên em không về nhà ăn tết. Vì về cũng chẳng biết nên ở nhà ba hay nhà mẹ. Ba năm nay, em làm bếp cho một nhà hàng trên đường Tố Hữu, ăn và ở tại nhà hàng nên ông bà chủ rất tin tưởng. Tết này ông bà chủ bảo ở lại coi giúp nhà hàng nên em sẽ ở lại làm thêm. Trừ đi các khoản chi phí ăn ở tại nhà, tết này ông bà chủ vẫn trả cho em lương tháng 2 triệu”.

Đa số công việc làm thời vụ trong dịp tết như bán hàng tại siêu thị, gói quà, làm bánh mứt, phục vụ tại các khu vui chơi... thu hút được nhiều bạn trẻ. Công việc không quá vất vả nhưng lương lại tương đối cao và nhà tuyển dụng lại không đòi hỏi quá nhiều về trình độ cũng như kinh nghiệm.

Những nghề “hot” trong dịp tết là sơn nhà và dọn dẹp nhà cửa thu hút nhiều lao động thời vụ tham gia. Anh Nguyễn Văn Tuấn, tốt nghiệp ngành Văn hóa du lịch (Trường đại học dân lập Phú Xuân) do chưa có việc làm nên cũng chạy “sô” theo công việc làm thợ sơn quét nhà. Anh cho biết: “Thời gian trước mình làm tiếp thị một công ty chuyên kinh doanh cửa kéo, nhưng vừa rồi thằng bạn thân làm thợ sơn, hắn chuyên nhận các mối sơn quét nhà rủ đi làm cùng nên mình nhận lời. Vì nhu cầu làm mới ngôi nhà trong dịp tết nên những ngày vừa rồi, mình chạy “sô” liên tục. Mỗi ngày cũng kiếm được từ 2 trăm đến 4 trăm ngàn đồng. Công việc tuy vất vả thật nhưng kiếm được tiền phụ giúp gia đình là mình thấy vui rồi”.

Không dễ kiếm tiền

Kiếm được một việc làm những ngày cận tết quả thật không khó do nhu cầu cần người làm trong dịp tết tăng cao, đặc biệt trong các ngành dịch vụ. Những công việc mùa vụ trong dịp cận tết dành cho sinh viên chủ yếu là dọn dẹp nhà cửa, trông trẻ, bán hàng tết, bán hoa, phát tờ rơi, phục vụ tại nhà hàng, quán cà phê… Đi làm thêm tuy vất vả nhưng với nhiều bạn, đó là cơ hội để học cách cuộc sống tự lập, có nhiều mối quan hệ xã hội, đồng thời thêm kinh nghiệm cũng như vốn sống. Tuy nhiên không phải ai cũng cảm thấy thỏa mãn với công việc mình làm.

Do chọn những công việc không phù hợp, nhiều bạn vừa mất công, mất sức, vừa mất thời gian. Nhất là những công việc làm bán thời gian như kinh doanh theo mạng. Không chỉ có thế, nhiều bạn đi làm thêm bị vắt kiệt sức với đồng lương rẻ mạt. Có bạn làm việc từ 7 giờ sáng đến 22 giờ mà lương một tháng chỉ có 1,2 triệu đồng; nhưng phải kiêm luôn việc nấu nướng, lau kính, quét nhà... chẳng khác gì một osin đa năng. Đó là chưa kể còn bị chủ mắng mỏ và nghi oan đủ điều.

Phan Ngọc Minh, tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế sau một thời gian ở nhà phụ giúp mẹ chuyện buôn bán quyết định tìm việc làm kiếm tiền tiêu tết. Công việc mà Minh lựa chọn đó là làm tiếp thị cho mặt hàng nồi cơm điện của Nhật với mức lương 1,7 triệu trong 20 ngày. Thế nhưng làm đến ngày thứ 15 thì đủ mọi thứ phiền hà đổ lên đầu. Minh than thở: “Tưởng đâu là làm đến 25 tết kiếm được ít tiền tiêu, ai ngờ không biết do đâu mà chị quản lý bảo mất hết 3 cái nồi, trong khi đó mình giao nhận hàng đều đủ. Những người trong công ty bảo chỉ có hai người giao nhận hàng lấy thôi, rồi còn nghi ngờ mình lấy hàng nữa chứ. Làm 20 ngày, lương được 1,7 triệu mà trừ ba cái nồi cơm điện hơn 2 triệu lấy tiền đâu ra mà bù cho họ? Đó là chưa kể những khoản chi phí mình đổ ra để đi làm”. Minh thở dài ngao ngán: “Chắc tết lại phải xin tiền mẹ thôi”.

Cùng cảnh ngộ với Minh, Nguyễn Thị Tuyết đang bán hàng cho một shop thời trang tâm sự “Những ngày vừa rồi khách tới mua hàng đông nên không thể kiểm soát hết khách hàng. Hậu quả là chưa đầy 5 ngày mình và đứa bạn cùng ca làm mất hết 2 cái áo. Nếu tính sơ qua cũng bị trừ ít lắm 200 ngàn đồng tiền lương. Không biết đến tết mình còn nhận được bao nhiêu tiền lương nữa”. Thế mới biết việc kiếm tiền của các bạn trẻ không hề dễ!

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top