ClockThứ Năm, 20/03/2014 05:43

Việc làm ổn định nhờ được đào tạo nghề

TTH - Từ Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án 295 về hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm của Chính phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ(LHPN) tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình đào tạo nghề cho hội viên, mở ra cơ hội cho có việc làm ổn định, giúp chị em vươn lên thoát nghèo.

Ổn định cuộc sống nhờ được học nghề

Lớp dạy nghề may công nghiệp của Trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh

Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh đã mở 194 lớp dạy nghề, với hơn 3.000 học viên; trong đó có 95 lớp may dân dụng và may công nghiệp, 78 lớp kỹ thuật chế biên món ăn và các ngành nghề khác; giới thiệu việc làm cho gần 2.000 học viên và tư vấn việc làm cho trên 3.000 học viên….

Không có tay nghề cao, chị Thái Thị Gấm, xã viên Hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền) chỉ làm được những sản phẩm đơn giản như rổ, rá, dần sàng, ngày công được trả với giá thấp. Từ khi được tham gia lớp học nâng cao tay nghề cho hội viên phụ nữ do Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề của Hội LHPN tỉnh phối hợp với HTX mây tre đan Bao La tổ chức, tay nghề của chị Gấm được nâng lên rõ rệt. Chị đã tự tay làm được những sản phẩm mỹ nghệ, đòi hỏi độ tinh xảo cao như: đèn ngủ, đèn lồng các loại, giỏ đựng trái cây, lồng bàn, hoa sen trang trí… nhờ đó thu nhập của chị tăng lên đáng kể, từ 1.5 triệu đồng lên hơn 2 triệu đồng/tháng. Đó cũng là niềm vui của gần 30 xã viên HTX mây tre đan Bao La khi được tham gia lớp học nâng cao tay nghề này.

Chị Phạm Thị Nguyệt, trước đây làm công nhân nhà máy in, thường xuyên làm đêm, khi lập gia đình, có con nhỏ chị đành xin nghỉ. Khi được giới thiệu về lớp dạy nấu ăn của Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh, chị đã đăng ký theo học. Sau khi học xong, chị xin vào làm cấp dưỡng tại Trường mầm non Vỹ Dạ, TP Huế. Chị Nguyệt cho biết: “Cùng xin vào làm làm cấp dưỡng tại trường mầm non có 3 người, nhưng chỉ mỗi chị có chứng chỉ học nghề nên được nhận vào làm”.
Cũng nhờ học nghề, chị Hoàng Thị Kim Châu (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang) đã có cuộc sống ổn định, với mức lương gần 5 triệu đồng/tháng tại Công ty CP Dệt may Huế. Châu nhớ lại, học xong lớp 12, không thi đậu đại học định theo bạn bè vào Nam làm thuê, nhưng khi được giới thiệu học nghề may công nghiệp do Hội Phụ nữ tổ chức, Châu đã đăng ký đi học, sau đó Châu được nhận vào làm việc ở Công ty CP Dệt may Huế. Châu phấn khởi: “Tụi em làm ở đây ngoài thu nhập ổn định thì mọi quyền lợi của người lao động như đóng bảo hiểm, tham gia tổ chức công đoàn, đoàn thể đều được hưởng và tham gia đầy đủ. Em thấy mình đã lựa chọn đúng”.
Đối với chị em phụ nữ lao động ở nông thôn, khi áp dụng cơ giới hóa ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn cứ thế nhiều hơn. Để chị em không phải xa gia đình mà vẫn có việc làm thêm, nâng cao thu nhập, hội phụ nữ đã tư vấn để các chị tham gia các lớp học làm sản phẩm nghề truyền thống phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Hiện nay, khá nhiều chị em gắn bó với nghề truyền thống, như nón lá Mỹ Lam, đan lát Bao La, nghề thêu Thuận Lộc, nghề gốm Phước Tích.....
 
Tuyên truyền nhân rộng
Nhờ triển khai cụ thể, chi tiết, Đề án 1956; Đề án 295, chương trình “Chị tôi” đã đi vào cuộc sống, với nhiều mô hình việc làm dành cho hội viên phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Riêng năm 2013, Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề của Hội LHPN tỉnh đã mở 21 lớp dạy nghề may dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, cắm hoa… Đa số lao động sau khi học nghề đều có việc làm, thu nhập ổn định. Đối với các lớp dạy nghề may công nghiệp của Trung tâm, các nhà tuyển dụng ở các khu công nghiệp thường xuyên đến tuyển công nhân ngay trên lớp học.
Chị Đỗ Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh cho biết: “Thời gian tới, hội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho phụ nữ; tăng cường sự tham gia của các cấp hội cơ sở trong việc nắm bắt kịp thời các nhu cầu học nghề và việc làm của chị em; mở rộng đào tạo các ngành nghề mới, vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động vừa phù hợp thế mạnh riêng của lao động nữ, như: giúp việc gia đình, chế biến các loại mắm….; tổ chức đào tạo nghề lưu động ở các vùng sâu, vùng xa để những chị em không có điều kiện về trung tâm vẫn được học nghề. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường liên kết với các đơn vị có nhu cầu tuyến lao động, có mức lương, chế độ ưu đãi phù hợp để giới thiệu việc làm cho các học viên”.
Hải Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Nhận định về thời tiết trong thời gian tới (từ đêm 27/3 đến ngày 3/4), Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, phía Đông Bắc Bộ từ ngày 27 - 29/3 có mưa rải rác; riêng vùng núi từ ngày 28 - 29/3 có khả năng có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

Ngày 22/3, nhân ký kết chương phối hợp thực hiện công tác Công an giữa Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an TP. Cần Thơ và Công an Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an TP. Cần Thơ đến thăm và hỗ trợ các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ Khe Tre (Nam Đông); thăm gia đình và thắp hương cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân (TP. Huế) hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

TIN MỚI

Return to top