Thế giới Thế giới
Viện trợ đến được tay các nạn nhân siêu bão ở Fiji
TTH.VN - Các hàng hóa viện trợ nhân đạo cuối cùng cũng đã được phân phối đến cho những cộng đồng bị cô lập ở Fiji – quốc đảo bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Winston hồi cuối tuần qua, hãng tin AFP sáng nay (26/2) dẫn lời các quan chức nước này cho biết, với ước tính tổng thiệt hại có thể sẽ lên tới hàng trăm triệu USD.
![]() |
Nhiều nhà cửa đã bị phá hủy sau siêu bão Winston. Ảnh: Dailymail. |
Ít nhất 44 nạn nhân đã thiệt mạng khi cơn bão mạnh nhất trong lịch sử của Fiji tấn công vào nước này hôm 20/2 vừa qua. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có khoảng 50.000 người dân Fiji – hơn 50% toàn bộ dân số - rơi vào cảnh vô gia cư khi nhà cửa của họ bị phá hủy trong cơn bão.
Một số ngôi làng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nằm trên các hòn đảo xa xôi, khiến cho các nỗ lực cứu trợ càng thêm khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) cho biết, hiện nay dân làng ở đây đã được tiếp nhận viện trợ sau bao ngày chờ đợi.
"Hàng viện trợ đã bắt đầu đến được với những cộng đồng bị ảnh hưởng do bão, nhất là ở những hòn đảo xa xôi bị ảnh hưởng nặng nề và ở thị trấn Rakiraki, phía tây đảo chính Viti Levu", OCHA khẳng định.
Mặc dù vậy, cơ quan này cho biết vẫn còn nhiều thách thức trong vấn đề cứu trợ. Theo ghi nhận của OCHA, "các dịch vụ cần thiết bị gián đoạn, đường tiếp cận nghèo nàn và thông tin liên lạc khó khăn... vẫn là những rào cản cho công tác đánh giá và cung cấp cứu trợ".
Bão Winston với sức gió lên tới 325 km/giờ đã tàn phá quốc đảo Fiji, và Oxfam nói rằng nhu cầu nhân đạo cho quốc gia ở Thái Bình Dương này là "rất lớn và trải rộng khắp".
Người đứng đầu tổ chức từ thiện của Fiji - bà Dolores Devesi cho hay, một số khu định cư đã bị phá hủy hoàn toàn, khiến cho các trung tâm sơ tán chật chội - nơi bùng phát của dịch bệnh và tiêu chảy, trở thành một mối nguy hiểm lớn.
"Các trung tâm sơ tán rất đông đúc, do đó có nguy cơ rằng các nhà vệ sinh và nguồn cung cấp nước sạch sẽ không đủ để ứng phó được với số lượng người khổng lồ ở các trung tâm", bà Devesi cảnh báo.
Chính phủ Fiji đã tuyên bố tình trạng thảm họa thiên tai quốc gia kéo dài 30 ngày, nói rằng cơn bão là một đòn mạnh gây nhiều tổn thất cho Fiji.
"Nếu tính vào thiệt hại số nhà cửa trên toàn Fiji đã bị hư hỏng, phá hủy, những tác động vào nông nghiệp hay trên các đường dây điện... có thể dễ dàng thấy rằng con số thiệt hại đến nay đã lên tới 470 triệu USD", Bộ trưởng Tài chính nước này Aiyaz Sayed-Khaiyum nói với các phóng viên ngày hôm qua.
Úc và New Zealand tới nay đang dẫn đầu các phản ứng quốc tế khi đưa các máy bay chứa đầy vật dụng và các nhu yếu phẩm khác đến hỗ trợ. New Zealand cũng cử đến 2 tàu hải quân vào cuối tuần này, trong khi Pháp đã đưa 2 tàu vận tải quân sự từ New Caledonia đến Fiji.
Ngoài ra, quốc đảo này còn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Úc, New Zealand, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nauru và Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Tố Quyên (lược dịch từ AFP & CNA)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ