Viếng chùa ở Trường Sa Lớn
TTH - Cùng đoàn công tác của tỉnh đến thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, hình ảnh ngôi chùa ở Trường Sa Lớn đã cuốn hút chúng tôi ngay từ khi đặt chân lên đảo. Thượng tọa Thích Giác Nghĩa, Trụ trì chùa Trường Sa Lớn nói với tôi: “Nếu như quần đảo Trường Sa là cột mốc hành chính của lãnh thổ nước ta, thì ngôi chùa như cột mốc tâm linh của người Việt ở biển Đông vậy”.
Giữa cái nắng gắt của mùa hè, hình ảnh chúng tôi ghi lại được ở chùa Trường Sa Lớn không phải là khung cảnh, kiến trúc ngôi chùa mà là đám trẻ đang thỏa sức chơi đùa dưới mái chùa.
![]() |
Ông Trần Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (bìa trái) ân cần thăm hỏi Thượng tọa Thích Giác Nghĩa,Trụ trì Chùa Trường Sa Lớn |
Trò chuyện với Thượng tọa Thích Giác Nghĩa về những tháng ngày hành đạo ở Trường Sa, mới biết trong số chư tăng ra Trường Sa hành đạo thì Thượng tọa Thích Giác Nghĩa là người “thuộc” đảo nhất. Đã nhiều lần đặt chân lên Trường Sa nên những khó khăn của người dân trên đảo, Thượng tọa Thích Giác Nghĩa đều thấu tỏ ngọn nguồn. Thượng tọa Thích Giác Nghĩa nói: “Ra Trường Sa cũng là để tự tạo thêm cho mình những thử thách trong cuộc đời tu hành. Đạo phải được gắn với đất nước, với dân tộc thì việc hành đạo mới bền chặt…”. Có lẽ chưa có nơi nào mà việc hành đạo nơi cửa Phật lại được nhà sư phụng sự một cách hợp với lẽ đời như thế.
Từ ngàn xưa, dấu chân cha ông đặt lên vùng biển đảo này là lập tức nơi đây mọc lên những ngôi chùa. Từ hằng trăm năm nay đã có hàng ngàn cuộc hải trình của người Việt Nam qua nhiều triều đại lịch sử đến với vùng đất thiêng liêng này của Tổ quốc để khai thác tài nguyên, trồng cây, xây miếu thờ, dựng chùa chiền, lập bia, đào giếng, xây hải đăng, làm khí tượng, lập trạm thuế, dựng nhà, lập làng sinh sống, bảo vệ và khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Trong số họ có cả dân binh, dân chài, nông dân, công nhân, quân nhân, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ và nhà tu hành… Suốt chiều dài lịch sử ấy, Phật giáo luôn thể hiện tinh thần đồng hành cùng dân tộc. Những am thờ hằn dấu thời gian nơi Trường Sa - tiền thân của những ngôi chùa sau này đã chứng minh rằng, từ rất xa xưa, đạo Phật đã tồn tại nơi quần đảo thiêng liêng này. Vì vậy, việc ra Trường Sa hành đạo hôm nay của các vị chư tăng như là sự kế tục những bậc tiền bối, làm chỗ dựa tinh thần để người dân nơi đây an tâm sinh cơ lập nghiệp trên vùng biển đảo tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Bước chậm trên tiền sảnh sân chùa Trường Sa Lớn, anh Nguyễn Văn Trung, người dân ở thị trấn Trường Sa, đến từ mảnh đất Can Lộc, Hà Tĩnh đầy nắng gió bộc bạch: “Ngày đầu ra đảo sinh sống, vợ chồng mình gặp rất nhiều khó khăn, phần vì cơ sở vật chất thiếu thốn, phần vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê, phần thì thương con nhỏ phải sống trong điều kiện khó khăn, vả lại chưa quen với nề nếp sinh hoạt tại nơi ở mới. Sau dần rồi đảo có đầy đủ điện mặt trời, điện gió, sóng điện thoại di động và các công trình dân sinh, trường học, bệnh xá, chùa chiền... khang trang như bây giờ”. Ngày đến với thị trấn Trường Sa, gia đình anh Trung đã vượt bao khó khăn mang theo cả cháu trai hơn 5 tuổi và con gái lúc ấy mới gần 4 tuổi. Thế mà bây giờ, con trai lớn của anh tên Nguyễn Anh Đức, năm nay đã lên 10, cô con gái thứ hai là Nguyễn Quỳnh Hương, năm nay vừa tròn 9 tuổi, anh chị lại còn có thêm chú nhóc út tên Nguyễn Anh Tài vừa tròn 14 tháng tuổi. Có lẽ, Nguyễn Anh Tài là công dân nhỏ nhất trên đảo lúc này. Hiện tại, con trai đầu và con gái thứ của anh chị đang học lớp 4 và lớp 3 tại ngôi trường được xây dựng rất khang trang trên đảo. Ngày ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, tăng gia sản xuất…, anh Trung đến chùa phụ giúp các công việc phật sự. Thượng tọa Thích Giác Nghĩa bảo rằng: “Chúng tôi ra Trường Sa hành đạo là để chia sẻ với phật tử, với đồng bào những gian khó nơi đầu sóng ngọn gió. Chúng tôi thấy cần đóng góp một chút gì đó cho đất nước và có trách nhiệm giữ gìn bờ cõi của cha ông mình để lại cho hôm nay và mai sau…”.
Cơn mưa chiều bất chợt ở thị trấn Trường Sa dù nặng hạt vẫn không thể ngăn cản chúng tôi ghi lại những hình ảnh chân thật nhất về một ngôi chùa giữa biển Đông. Lê Huy, phóng viên ở Đài TRT vừa quay phim vừa nói với tôi: “Hình ảnh cứ như chùa ở Huế anh nhỉ”. Đúng vậy, nhìn đám trẻ đang thỏa thích nô đùa, tôi chợt nghĩ đến cảnh chùa ở Tp Huế thật gần gũi như bao vùng đất của làng quê Việt. Những ngôi chùa ở Trường Sa không chỉ mang lại cho người dân sự bình an, thanh tịnh, niềm tin và hy vọng, mà còn là sự gần gũi của đất mẹ thân yêu.
Bá Trí
- Nệm rơm nồng nàn (05/02)
- Làm “sống” không gian di sản (05/02)
- Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023 (05/02)
- Ngưỡng vọng từ lễ hội xuân (04/02)
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang (03/02)
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam (02/02)
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng (02/02)
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot” (01/02)
-
Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023
- Thơ Nguyên tiêu của Hội thơ Hương Giang
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Phim “Nhà bà Nữ” hết Tết chưa hết “hot”
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư
- Sắp ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- Hạ nêu, khai ấn cung chúc tân xuân
-
Phong, Trung & đam mê số hóa ảnh di sản
- Giá trị cửa biển Thuận An
- Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
- Khai hội đền Huyền Trân “ngưỡng vọng tiền nhân”
- “Đại triều Thề trai giới” không bằng thành kính thực lòng
- Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
- Lễ hội cầu ngư và xuất quân đánh cá vụ Nam
- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn
- "NGƯỜI THƯƠNG NHỚ THƯƠNG" - Khúc ca Huế của Tào Khánh Hưng
- Thai Dương Hạ vào hội cầu ngư