ClockThứ Hai, 18/04/2016 11:16

“Viếng mộ” Khai quốc công thần Nguyễn Cư Trinh

TTH.VN - Kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Nguyễn Cư Trinh (1716 - 2016), ngày 10/3 (âm lịch), con cháu, họ tộc Nguyễn Đăng đời thứ 14 tổ chức kỷ niệm tại Lăng mộ Nguyễn Cư Trinh (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc).

PGS.TS Đỗ Bang cùng các nhà nghiên cứu và lãnh đạo địa phương viếng mộ cụ Nguyễn Cư Trinh

Nguyễn Cư Trinh nổi tiếng là người hay chữ. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ, truyện bằng chữ Hán và chữ Nôm có giá trị như: "Ðạm Am thi tập", "Hạo nhiên đường văn tập", Độn Am thi tập (Hán)… đặc sắc nhất là Truyện Sãi Vãi (Nôm), ông viết và cho phổ biến rộng rãi nhằm để khuyên can quan quân và kích thích tướng sĩ, nhờ đó mà ông đã nhanh chóng bình định được Đá Vách, binh sĩ và nhân dân địa phương hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất và canh phòng cẩn mật các nơi xung yếu, thực hiện chính sách kinh tế và quốc phòng toàn diện.

Lăng mộ ông nằm giữa vùng đồi núi, cảnh trí đẹp, mộ nằm theo hướng tây nam, hình chữ nhật, lăng dài 14,60m, rộng 12,8m, cao 1,65m. Mộ Nguyễn Cư Trinh được chôn cùng hai bà vợ (mộ tam táng), hình chữ nhật, dài 2,90m, rộng 2,30m.

Năm 1999, khu mộ Nguyễn Cư Trinh được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích Quốc gia theo Quyết định số 05/1999/QĐ/BVHTT.

Đánh giá về công lao Nguyễn Cư Trinh, PGS.TS Đỗ Bang - Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử tỉnh cho biết: “Nguyễn Cư Trinh - một nhân vật lỗi lạc mà những tài liệu lịch sử hiện đại chưa nói hết tầm vóc của ông”. Đồng quan điểm, Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh đề nghị: “Cần có một dự án phát huy di sản văn hóa Nguyễn Cư Trinh, xây dựng một cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của ông, trùng tu lại nhà thờ và lăng mộ để xứng đáng với công lao của bậc vĩ nhân này”.

Tiến Vinh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày thơ viếng mộ thi nhân

Sáng 14/2, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn TP. Huế để tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.

Ngày thơ viếng mộ thi nhân
Bó nhang treo ở cổng nghĩa trang…

Đọc bài viết về nghĩa trang mang tên Phan Bội Châu (PBC) của tôi trên trang fb, Mai Lĩnh - Phạm Đình Quát, một người đàn ông lớn tuổi đang sống ở TP. Hồ Chí Minh mới biết là tại Huế có một địa chỉ thiêng liêng và thú vị như vậy.

Bó nhang treo ở cổng nghĩa trang…
Người dân viếng mộ, lễ chùa ngày đầu năm mới

Đi viếng mộ những người thân đã khuất và lễ chùa đầu năm là một nét đẹp truyền thống của người dân Huế mỗi năm Tết đến xuân về. Từ sáng sớm mồng 1, người dân đã đổ về nghĩa trang, chùa chiền rất đông để dâng hương, hái lộc đầu năm.

Người dân viếng mộ, lễ chùa ngày đầu năm mới
Chút mong muốn nhân viếng mộ Đại tướng

Trên đường công tác, đoàn chúng tôi quyết định ghé viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ngang qua địa phận Quảng Bình. Tâm niệm không phải là đi để tham quan cho biết, mà để được dâng lên nén hương tri ân công lao to lớn với dân, với nước trước anh linh Đại tướng Tổng tư lệnh.

Chút mong muốn nhân viếng mộ Đại tướng
Cúng rằm, viếng mộ, chơi tết & đọc thơ

Vừa qua 3 ngày tết, bảy ngày xuân đã thấy rằm tháng giêng chạm ngõ. Rằm tháng giêng còn có tên gọi Tết Nguyên tiêu. “Nguyên” là thứ nhất và “tiêu” là đêm.

Cúng rằm, viếng mộ, chơi tết  đọc thơ

TIN MỚI

Return to top