ClockThứ Bảy, 08/10/2022 14:19

Việt Nam chưa cấp phép cho 4 loại siro bị WHO cảnh báo nguy hiểm

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, qua rà soát, Việt Nam chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm trị ho, cảm lạnh vừa bị Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy hiểm.

Cục quản lý Dược cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500 giảPhát hiện lô thuốc Tetracyclin 250mg giả32 vaccine, sinh phẩm được Cục Quản lý Dược cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành

4 loại siro WHO vừa phát đi cảnh báo nguy hiểm có thể liên quan đến 66 trẻ tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa phát đi cảnh báo về 4 loại siro trị ho, cảm lạnh sản xuất tại Ấn Độ có thể liên quan đến vụ 66 trẻ em ở Gambia tử vong do tổn thương thận cấp.

Các sản phẩm này gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup, đều là các sản phẩm của Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd. có trụ sở tại New Delhi.

Trước thông tin này, đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết rà soát danh mục các thuốc được nhập về cho thấy Việt Nam chưa cấp số đăng ký nào cho Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd.

Đồng thời, Cục cũng chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm trên. Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại cục.

Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân chỉ nên mua các thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp số đăng ký lưu hành, tránh mua, sử dụng các sản phẩm trôi nổi.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Ấn Độ, Công ty Maiden đi vào hoạt động vào tháng 11/1990, có 2 cơ sở sản xuất tại thành phố Kundli và Panipat cùng một cơ sở mới mở thời gian gần đây.

Công ty có khả năng sản xuất 2,2 triệu chai siro ho, 600 triệu liều thuốc dạng viên nhộng, 18 triệu liều thuốc tiêm, 300.000 tuýp thuốc bôi và 1,2 tỷ viên thuốc dạng viên nén mỗi năm.

Trên trang web, Maiden cho biết, các sản phẩm của công ty này được bán tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các quốc gia ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin.

Theo WHO, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm của 4 sản phẩm trên, phát hiện lượng diethylene glycol và ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được", có thể gây độc và dẫn đến tổn thương thận cấp tính. WHO cũng kêu gọi các nước rà soát và cấm lưu hành những sản phẩm này của Maiden Pharma.

Đến nay, các sản phẩm mới chỉ được xác định có mặt tại Gambia, tuy nhiên chúng có thể đã được phân phối ở những nơi khác thông qua các kênh không chính thức.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương sau khi trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra ở bờ biển phía đông Đài Loan (Trung Quốc), Sở cứu hỏa Đài Loan ngày hôm nay (3/4) cho biết. Đáng chú ý, trận động đất này được mô tả là mạnh nhất trong một phần tư thế kỷ.

Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan Trung Quốc
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
Return to top