ClockThứ Bảy, 03/04/2021 18:02

Việt Nam có ứng dụng đo tốc độ Internet riêng

Ứng dụng i-Speed do Trung tâm Internet Việt Nam phát triển hoạt động trên iOS và Android, giúp người dùng tự đo và đánh giá tốc độ truy cập Internet của mình.

Ứng dụng i-Speed có thiết kế đơn giản, người dùng chỉ cần bấm vào biểu tượng để đo các thông số truy cập Internet gồm tốc độ tải xuống (download), tốc độ tải lên (upload) và độ trễ (Ping, Jitter).

Hiện tại, hệ thống của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã đạt 220.000 mẫu, tính từ tháng 12/2020, trong khi ứng dụng Speedtest của Ookla đã thu thập khoảng 750.000 mẫu đo một quý. Mục tiêu của VNNIC là nâng số mẫu một quý lên tối thiểu một triệu để làm chủ cũng như đảm bảo được sự chính xác, khách quan cho số liệu.

Giao diện i-Speed

Chia sẻ trong lễ công bố ngày 2/4 tại Hà Nội, Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc VNNIC, cho biết đa số các ứng dụng đo tốc độ Internet phổ biến ở Việt Nam thuộc về các nhà cung cấp quốc tế, đóng góp số liệu cho nhà cung cấp quốc tế. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ quan quản lý không chủ động trong việc thống kê và phải mua số liệu từ doanh nghiệp nước ngoài.

Trong năm 2020, VNNIC, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã triển khai gần 30 điểm đo trên toàn quốc và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Hiện đã có 10 doanh nghiệp tham gia triển khai điểm đo gồm VNPT, Viettel, Vietnamobile, Mobifone, NetNam, HTC, CMC Telecom, SCTV, SPT và FPT Telecom. Đầu năm ngoái, VNNIC cũng đã triển khai website đo tốc độ truy cập Internet speedtest.vn.

Theo thống kê từ i-Speed trong quý I/2021, tốc độ download và upload trung bình trong mạng di động thu được từ người dùng là 40,47 Mbps và 25,73 Mbps; còn trong mạng băng rộng cố định là 57,60 Mbps và 47,40 Mbps.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp đô thị, TP. Huế triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo

Trong điều kiện biến đổi khi hậu, môi trường ngày càng ô nhiễm, nuôi tôm chân trắng thường bị dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thí điểm thành công mô hình “Thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT (xu hướng kết nối vạn vật) và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động”.

Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top