Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
iệt Nam kêu gọi tăng cường các nỗ lực thực hiện Hiệp định hòa bình 2015, thực hiện nghiêm túc Luật nhân đạo quốc tế, Luật nhân quyền quốc tế, không cản trở các hoạt động nhân đạo, bảo vệ thường dân.
- » Việt Nam chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi
- » Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường trước nạn đói do xung đột
- » Việt Nam nêu quan điểm về tiến trình hòa bình Trung Đông
- » Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an
- » Việt Nam tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc
Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ gác gần sân bay ở Timbuktu, Mali. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 6/4 đã họp trực tuyến về tình hình Mali.
Đây là cuộc họp công khai đầu tiên Việt Nam chủ trì trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng Tư.
Ông Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách công tác gìn giữ hòa bình đã tham dự và báo cáo cập nhật tình hình với Hội đồng Bảo an.
Ông Lacroix lên án mạnh mẽ cuộc tấn công nhằm vào Phái bộ Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) vào ngày 4/4 làm 4 binh sỹ gìn giữ hòa bình thiệt mạng và 19 người bị thương.
Về thực hiện lộ trình chuyển tiếp tại Mali, Phó Tổng Thư ký cho biết chính phủ nước này đã công bố thời hạn bầu cử trong quý 4 và các bên tham gia ký kết tiếp tục cam kết thực hiện Hiệp định hòa bình 2015, trong đó, Ủy ban giám sát hiệp định này đã họp lần đầu tiên bên ngoài thủ đô Mali, thu hút sự tham gia đầy đủ các bên liên quan.
Phó Tổng Thư ký cũng cho biết tình hình an ninh tại Mali vẫn phức tạp, tấn công khủng bố gia tăng.
Trong bối cảnh này, nhà chức trách Mali đang nỗ lực tăng cường hiện diện tại miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó, tình hình thương mại, đầu tư và nhân đạo tại Mali cũng chưa được cải thiện.
Ông cũng đánh giá Phái bộ MINUSMA đang thực hiện tốt các nhiệm vụ như hỗ trợ quá trình chuyển tiếp, nâng cao năng lực và ngăn ngừa xung đột và hỗ trợ Lực lượng G5 Sahel chống khủng bố.
Các thành viên Hội đồng Bảo an chia sẻ với các nhận định của báo cáo viên, ghi nhận các nỗ lực thực hiện lộ trình chuyển tiếp và lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và lực lượng gìn giữ hòa bình.
Các nước kêu gọi Chính phủ chuyển tiếp phối hợp với các bên liên quan sớm hoàn thành lộ trình chuyển tiếp, tổ chức bầu cử đúng hạn.
Các nước đánh giá cao vai trò của Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) trong hỗ trợ Mali thực hiện chuyển tiếp, duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý ghi nhận các nỗ lực đạt được thời gian qua của chính phủ chuyển tiếp và các bên liên quan tại Mali.
Đại sứ lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường, binh lính gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và quan ngại trước việc tình hình an ninh và nhân đạo ngày càng xấu đi.
Đại diện Việt Nam kêu gọi tăng cường các nỗ lực thực hiện Hiệp định hòa bình 2015, thực hiện nghiêm túc Luật nhân đạo quốc tế, Luật nhân quyền quốc tế, bao gồm không cản trở các hoạt động nhân đạo và bảo vệ thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Liên hợp quốc, AU và ECOWAS trong hỗ trợ tiến trình hòa bình tại Mali và Lực lượng G5 Sahel chống khủng bố.
Theo TTXVN/Vietnam+
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn (29/06)
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70% (29/06)
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu (28/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức