ClockThứ Hai, 06/01/2020 10:29

Việt Nam ký loạt hợp đồng mua điện từ Lào

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 5 hợp đồng mua bán điện với hai doanh nghiệp của Lào từ năm 2021 - 2022.

Thủy điện A Lưới điều tiết lũ về LàoBộ trưởng Lào tiết lộ nguyên nhân vỡ đập thủy điện

Nguy cơ thiếu điện được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây.

Theo tin từ Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký 5 hợp đồng mua bán điện với hai doanh nghiệp của Lào từ năm 2021 - 2022.

Việc ký kết này được diễn ra trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 42 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, EVN ký kết 05 hợp đồng mua bán điện (bán điện cho Việt Nam) với hai nhà đầu tư thuỷ điện lớn của Lào là Tập đoàn Phongsubthavy và Tập đoàn Chealun Sekong.

Cụ thể, EVN ký với Tập đoàn Phongsubthavy Hợp đồng mua bán điện Dự án Thuỷ điện Nậm San 3A, Nậm San 3B.

Đồng thời, EVN ký với Tập đoàn Chealun Sekong Hợp đồng mua bán điện Dự án Thuỷ điện Nậm Emoun, Nậm Kông 2, Nậm Kông 3.

Chủ trương mua điện từ các nhà máy thuỷ điện nêu trên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong năm 2019.

Trong thời gian qua, doanh nghiệp và chủ đầu tư đã ký kết được 08 hợp đồng mua bán điện và 5 hợp đồng mua bán điện vừa được thực hiện ký kết.

Về phía Lào, Bộ trưởng Khammany Inthirath cho biết nước này hiện đang nghiên cứu khả thi 20 dự án, trong đó có các dự án điện có công suất cao. Hiện nay, phía Lào đang tập trung nguồn sản xuất, xây dựng đường dây Bắc Nam để trao đổi thương mại điện với các nước trong khu vực.

Một số thông tin liên quan về các hợp đồng mua bán điện được ký kết:

Về phía Việt Nam, nguy cơ thiếu điện được nhắc đến liên tục trong thời gian gần đây. Theo thông tin từ lãnh đạo Bộ Công Thương, năm 2020 cơ sản sẽ đáp ứng được điện cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2025, Việt Nam sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn, có những năm có thể thiếu lên đến 7-8 tỷ Kwh điện.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn này có nhiều. Một trong nguyên nhân lớn là do cả loạt dự án điện chậm tiến độ.

Rà soát 60 dự án nguồn điện có công suất lớn trên 200 MW dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn đến 2030 thì có đến 35 dự án đang triển khai với tổng công suất 39.000 MW chậm tiến độ, trong đó, EVN có 7 dự án chậm tiến độ.

Tại hội nghị tổng kết EVN diễn ra mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cần bảo đảm chủ động cung ứng điện cho nền kinh tế với chất lượng tốt, không được để thiếu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân, đây là một mệnh lệnh, yêu cầu lớn.

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp tốt với EVN và các tập đoàn lớn trong việc điều hành than, khí cho cung ứng điện với quan điểm ưu tiên cho sản xuất điện.

Đồng thời, Thủ tướng cũng đã yêu cầu EVN đẩy nhanh tiến độ thực hiện 10 dự án nguồn điện được Thủ tướng giao làm chủ đầu tư, gồm: Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Dung Quất 1, Dung Quất 3, Ô Môn 3, Ô Môn 4; các dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rộng, Trị An mở rộng; dự án thủy điện tích năng Bác Ái.

Các dự án nguồn điện BOT đóng vai trò quan trọng trong cân đối cung ứng điện năng, do vậy Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đôn đốc các dự án BOT đã ký hợp đồng và đẩy nhanh tiến độ đàm phán các dự án BOT đã có chủ trương.

Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ lưới truyền tải đồng bộ, bảo đảm giải tỏa hết công suất các nhà máy năng lượng tái tạo.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam

Ở phường Tây Lộc (Huế), có một con đường mang tên Lê Văn Miến, xứng đáng với những đóng góp của ông cho đất nước. Trong giới chuyên môn, cái tên Lê Văn Miến không còn xa lạ với những dấu ấn to lớn, như: “Người thầy của nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước”, “họa sĩ sơn dầu đầu tiên của Việt Nam”.

“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam
Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ?

Thời gian qua, du lịch Việt Nam đã tạo được lợi thế cạnh tranh về giá khi liên tục xuất hiện trong danh sách những điểm đến giá rẻ nhất thế giới do các tổ chức, đơn vị quốc tế bình chọn. Song, có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ để tăng cường khả năng hút khách không lại là câu chuyện khác.

Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ

TIN MỚI

Return to top