STANDARD CHARTERED:
Việt Nam là “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầu
TTH - Theo đánh giá của Ngân hàng Standard Chartered, với vị trí đứng đầu danh sách các nước có hoạt động kinh tế tốt ở Đông Nam Á, Việt Nam đã được xếp vào nhóm những “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầu, dựa trên những cải tiến mà các nước đã đạt được và tiềm năng trong tương lai của các quốc gia này.
Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh hoạ: VOV
Dựa trên chỉ số Trade20 mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam đứng thứ 6 trong số 20 quốc gia có triển vọng trên toàn thế giới và xếp vị trí đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả Indonesia và Singapore.
Theo phân tích của Standard Chartered, các yếu tố tạo nên lợi thế cho Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng được cải thiện, đa dạng thương mại với nhiều quốc gia và sản phẩm, nhất là giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, cùng với sự ổn định chính trị.
Ông Nir Nirt Sapru, Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered phụ trách Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Á, cho rằng, “sự cởi mở và hội nhập kinh tế của Việt Nam đang được đền đáp. Đất nước này đã trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, một dấu hiệu rõ ràng về những lợi ích mà đất nước này đang gặt hái được từ một nền kinh tế mở cửa”.
Những tín hiệu tích cực từ nước này dường như trái ngược với các quốc gia khác trong khu vực và phần còn lại của thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 7% một năm, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, trong khi các quốc qua láng giềng ở Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với nhiều điều lo ngại.
Đương nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đương đầu với một số rủi ro, trong đó, những tác động từ các cuộc chiến thương mại có thể làm tổn thương đất nước. Ngoài ra, theo nhà kinh tế trưởng Steve Cochrane và nhà kinh tế Steven Shields của công ty xếp hạng tín dụng Moody’s khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam cần lưu ý đến một số yếu tố rủi ro khác, bao gồm dân số già, thiếu lao động, mức năng suất và chuyên môn thấp hơn so với các đối thủ và căng thẳng địa chính trị.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ New Straits Times)
- Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới (06/12)
- Canada: Mục tiêu đưa lượng khí thải carbon dioxide về 0 vào năm 2050 (06/12)
- Đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn đang bế tắc (06/12)
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á (06/12)
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột (06/12)
- NATO nỗ lực tìm tiếng nói chung (05/12)
- Hệ thống giáo dục cho người trưởng thành ở Đức thuộc hàng tốt nhất thế giới (05/12)
- Australia thu nhỏ bộ máy chính quyền để tiết kiệm ngân sách (05/12)
-
Hàn Quốc tham vọng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm lớn thứ ba thế giới
- Nhật Bản và Hàn Quốc tổ chức hội đàm kiểm soát thương mại đầu tiên sau xung đột
- Đài Bắc là thành phố đáng sống nhất ở châu Á
- ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Một phần tư người trẻ tuổi nghiện điện thoại thông minh
- Nhật-Ấn lần đầu tiên tổ chức các cuộc đàm phán an ninh “hai-cộng-hai”
- Zimbabwe đang đối mặt với nạn đói “do con người gây ra”
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Nền kinh tế toàn cầu bất ổn và đang xoay trục
-
ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại
- IS nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công cầu London
- Mỹ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ lần đầu tiên trong 70 năm
- Lượng nhập cư EU sang Anh thấp kỷ lục trong vòng 16 năm
- Hàn Quốc sẽ tìm cách phục hồi kinh tế
- Philippines: Sơ tán hàng ngàn người trước cơn bão hiếm cuối mùa
- Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết
- Hàn Quốc xây làng Việt Nam tại quê hương huấn luyện viên Park Hang-seo
- Động lực cho một 'kỳ tích mới' trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
- Cuba phấn đấu sản xuất được năng lượng tái tạo đáp ứng 25% nhu cầu