ClockThứ Bảy, 24/09/2016 07:09

Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển

TTH.VN - Phát biểu tại phiên họp cấp cao kỷ niệm 30 năm Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua Tuyên bố Quyền phát triển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất nhằm bảo đảm quyền phát triển cho mọi người dân, luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển.

Ngày 22/9, bên lề khoá họp 71 Đại hội đồng LHQ tại New York (Hoa Kỳ) đã diễn ra phiên họp cấp cao kỷ niệm 30 năm LHQ thông qua Tuyên bố Quyền phát triển do Chủ tịch Đại hội đồng LHQ chủ trì.

Tham dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao có Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, Cao uỷ Nhân quyền LHQ, Tổng Thư ký Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển, lãnh đạo cấp cao của 51 quốc gia đại diện các khu vực.

Phát biểu tham luận tại phiên họp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định quyền tham gia quá trình phát triển và được thụ hưởng những thành quả của phát triển là một trong những quyền con người cơ bản, thể hiện khát vọng chung của mọi người dân; nêu rõ Tuyên bố Quyền phát triển của LHQ đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều khuôn khổ hợp tác quốc tế, đặc biệt là các thoả thuận lịch sử như Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu; nhấn mạnh quyền phát triển cần được tiếp cận một cách đồng bộ từ nhiều khía cạnh và không thể tách rời các quyền con người khác, trong đó có quyền được sống trong hoà bình, an ninh, thịnh vượng và trong một hệ sinh thái bền vững.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ tất cả các quốc gia đều có quyền lựa chọn con đường phát triển và phương thức bảo đảm quyền phát triển cho người dân; nêu bật sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt áp đặt và chính trị cường quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và bảo đảm quyền phát triển tại mọi quốc gia.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam đã và đang nỗ lực cao nhất nhằm bảo đảm quyền phát triển cho mọi người dân, luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển; lồng ghép quyền phát triển vào mọi chủ trương, chính sách, nhất là các chính sách-chương trình liên quan đến ba trụ cột của phát triển bền vững là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời đặc biệt quan tâm bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương và cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người dân.

Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, sẵn sàng hợp tác với LHQ và các nước nhằm thúc đẩy quyền phát triển của mọi quốc gia và mọi người dân, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.

* Nhân dịp dự họp Đại hội đồng LHQ khóa 71, chiều 22/9 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Bỉ Charles Michel, Bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria Daniel Mitov và Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Peter.

Tại cuộc gặp Thủ tướng Bỉ Charles Michel, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ với Bỉ, đối tác quan trọng của Việt Nam trong Liên minh châu Âu và trân trọng chuyển lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Thủ tướng Charles Michel sang thăm Việt Nam. Hai bên nhất trí tiếp tục ưu tiên khai thác các tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực hậu cần, công nghệ cao, tăng trưởng xanh, đào tạo, dạy nghề... Phó Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Bỉ tiếp tục cấp học bổng để có nhiều hơn nữa sinh viên Việt Nam sang Bỉ du học.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria Daniel Mitov, hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai nước phát triển tốt trên các lĩnh vực, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Bulgaria  thúc đẩy EU sớm ký EVFTA Việt Nam- EU và sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Sau buổi tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria  đã ký Hiệp định về bất động sản của Cơ quan đại diện ngoại giao hai nước, góp phần giải quyết dứt điểm vấn đề tồn đọng cuối cùng giữa Việt Nam và Bulgaria, tạo tiền đề mở ra những cơ hội hợp tác mới giữa hai nước.

Trong trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Peter, hai bên mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn Chính phủ Hungary luôn quan tâm hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển, trong đó có lĩnh vực y tế và nước  sạch.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top