ClockThứ Năm, 12/04/2018 14:13

Việt Nam sẽ có quy định về chữ ký số trên thiết bị di động

Tại Việt Nam, trên 95% thuê bao chữ ký số là các doanh nghiệp. Điều này là bởi chưa có ứng dụng sử dụng chữ ký số cho cá nhân, dịch vụ này cũng chưa thể sử dụng trên các thiết bị di động.

Sáng 12/4, tại Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo “Chính sách và Giải pháp chứng thực Chữ ký số trên thiết bị di động tại Việt Nam”. Buổi hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực chữ ký số.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng khẳng định việc cần thiết phải phát triển chữ ký số. Ảnh: Trọng Đạt

Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử. Chữ ký số được tạo ra bởi các hành vi người ký. Nó được dùng như một chữ ký cá nhân hoặc thay cho con dấu của tổ chức, công ty. Do vậy, chữ ký số cũng được công nhận về mặt pháp lý. Đây được coi là lựa chọn tốt nhất để giải quyết các vấn đề về giao dịch trên Internet và các lĩnh vực đòi hỏi cao về mặt an ninh.

Thực hiện Luật Giao dịch điện tử, các Luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn, dịch vụ chứng thực chữ ký số và các ứng dụng sử dụng chữ ký số bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ năm 2009.

Đến nay, trên cả nước có 9 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Đã có hơn 800.000 chứng thư số công cộng đang hoạt động để phục vụ việc kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội điện tử. Cùng với các doanh nghiệp chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã cấp hơn 100.000 chứng thư số cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Theo ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia: “Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ. Tại các thành phố lớn, trên 70% người dân sử dụng thiết bị di động. Do vậy, nhu cầu xác thực bằng chữ ký điện tử tại nước ta là rất lớn”.

Các chuyên gia đang thảo luận về việc phát triển chữ ký số trên thiết bị di động tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Tuy vậy, người đứng đầu Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia cũng chia sẻ rằng, hầu hết thuê bao sử dụng chữ ký số tại Việt Nam là các doanh nghiệp. Số thuê bao là cá nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 5%. Lý do chính của tình trạng này là bởi chưa có các ứng dụng sử dụng chữ ký số cho cá nhân, dịch vụ này cũng chưa thể sử dụng trên các thiết bị di động.

“Nhu cầu ứng dụng chữ ký số tại Việt Nam là có, các giải pháp công nghệ trên thế giới cũng đã sẵn sàng. Tuy nhiên Việt Nam còn thiếu các quy định pháp lý cụ thể.”, ông Lã Hoàng Trung cho biết.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT, việc đảm bảo ATTT cho các ứng dụng là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu. Để đảm bảo ATTT cho các ứng dụng, việc có cơ chế và hình thức xác thực điện tử an toàn là yếu tố quan trọng đầu tiên và hết sức cần thiết”.

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử tại Việt Nam. Bộ TT&TT sẽ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định liên quan đến việc sử dụng chữ ký số trên thiết bị động.

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam

Ở phường Tây Lộc (Huế), có một con đường mang tên Lê Văn Miến, xứng đáng với những đóng góp của ông cho đất nước. Trong giới chuyên môn, cái tên Lê Văn Miến không còn xa lạ với những dấu ấn to lớn, như: “Người thầy của nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước”, “họa sĩ sơn dầu đầu tiên của Việt Nam”.

“Thế gian Sư” và ông tổ ngành sơn dầu Việt Nam
Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ?

Thời gian qua, du lịch Việt Nam đã tạo được lợi thế cạnh tranh về giá khi liên tục xuất hiện trong danh sách những điểm đến giá rẻ nhất thế giới do các tổ chức, đơn vị quốc tế bình chọn. Song, có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ để tăng cường khả năng hút khách không lại là câu chuyện khác.

Có nên định vị Việt Nam là điểm đến du lịch giá rẻ

TIN MỚI

Return to top