ClockThứ Năm, 08/08/2019 09:37

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa

Trong tuyên bố chiều 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa khi huấn luyện quân sự trái phép ở khu vực này.

Trung Quốc có ý đồ gì khi công bố ảnh đường băng phi pháp ở Hoàng Sa?Mỹ muốn nói chuyện "nghiêm túc" với Trung Quốc về vấn đề Biển ĐôngLên án đích danh Trung Quốc, Việt Nam đã 'truyền cảm hứng' trong họp ASEANNgoại trưởng Malaysia: ASEAN muốn tàu chiến rút bớt khỏi Biển ĐôngPhó thủ tướng nêu lập trường Biển Đông của Việt Nam với Ngoại trưởng Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: NHẬT ĐĂNG

Trước đó, Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngày 5/8 ngang nhiên ra thông báo cấm các tàu thuyền vào hai khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để phục vụ cho cuộc huấn luyện quân sự bắn đạn thật kéo dài trong hai ngày 6 và 7/8.

Trong hai thông báo riêng lẻ được đăng trên trang web chính thức ngày 5/8, Cục Hải sự Hải Nam chỉ nói đến việc cấm tàu thuyền để "phục vụ huấn luyện quân sự", không nhắc đến các lực lượng và khí tài tham gia tập trận.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc huấn luyện quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 7/8 nêu rõ: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".

Nhận định về thông tin trên, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao xem đợt huấn luyện quân sự này là sự "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam" đối với Hoàng Sa. Việt Nam cũng đã có động thái phản đối chính thức gửi Trung Quốc.

"Ngày 7/8/2019, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc" - bà Hằng nêu. 

Động thái huấn luyện quân sự trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam càng khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp, vì diễn ra không lâu sau khi Việt Nam phản đối việc Bắc Kinh triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam Việt Nam.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top