Thế giới Thế giới
Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO
Ngày 17-11, trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025.
Ông Mai Phan Dũng - tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam - trả lời phỏng vấn về việc Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO - Ảnh: TTXVN
Theo ông Mai Phan Dũng - tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, thuộc Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 - việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng chấp hành thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO.
Đây là kết quả của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam, đồng thời là kết quả của quá trình triển khai bài bản và đồng bộ kế hoạch ứng cử trong những năm vừa qua.
Ông Dũng cho rằng việc trở thành thành viên Hội đồng chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện "trách nhiệm kép" trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện. Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp thực chất vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm thúc đẩy.
Việt Nam đã từng là thành viên Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005, 2009-2013 và nhiệm kỳ 2015-2019.
Ông Dũng cho biết thêm trong nhiệm kỳ 2021-2025 này, Việt Nam sẽ đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO trên 5 lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin truyền thông.
Đồng thời khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam tại UNESCO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung, qua đó góp phần thực hiện thành công nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Hội đồng chấp hành gồm 58 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO, chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và ngân sách của tổ chức, bỏ phiếu chọn ứng cử viên tổng giám đốc UNESCO để Đại hội đồng UNESCO thông qua.
Theo Tuoitre
- Việt Nam bàn về các ưu tiên quốc gia với tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc (20/08)
- Việt Nam là điểm sáng trong triển vọng kinh tế khu vực còn ảm đạm (20/08)
- Cần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thương (19/08)
- Anh vạch lộ trình sử dụng xe tự lái vào năm 2025 (19/08)
- Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm (19/08)
- Khách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người (19/08)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát