Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại HĐBA về tình hình Trung Phi
Ngày 12/6 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành phiên họp trực tuyến về tình hình khu vực Trung Phi và hoạt động của Văn phòng LHQ tại khu vực này (UNOCA).
- » Hội đồng Bảo an LHQ quan ngại về tình hình chiến sự gia tăng ở Libya
- » Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận về tình hình Iraq
- » Việt Nam chủ trì họp các nước không thường trực HĐBA với Tổng Thư ký LHQ
- » Việt Nam và Indonesia đánh giá cao vai trò tiên phong của EU
- » Gần 80% doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á sụt giảm doanh thu trong nửa đầu năm 2020
Đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu tại phiên họp HĐBA về khu vực Trung Phi
(Báo cáo trước HĐBA, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về khu vực Trung Phi François Louncény Fall, cho biết quan tâm chính hiện nay đối với tình hình chính trị khu vực này là chu kỳ bầu cử diễn ra trong các năm 2020 và 2021 tại 8 trong số 11 nước ở khu vực. Đại diện đặc biệt cho biết tình hình một số nước trong khu vực còn nhiều khó khăn do bất ổn chính trị, thách thức về phát triển kinh tế-xã hội, cũng như một số vấn đề xuyên quốc gia như hoạt động của các nhóm vũ trang, khủng bố, buôn lậu tài nguyên, tội phạm có tổ chức...
Ông Fall nhấn mạnh lo ngại về tác động của đại dịch Covid-19 tại khu vực này trong bối cảnh điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế và vấn đề bảo vệ thường dân trước những mối đe doạ từ các nhóm vũ trang và khủng bố. Đại diện đặc biệt cho rằng khu vực cũng có những nỗ lực đáng kể, đáng chú ý là việc thúc đẩy cải tổ thể chế của Cộng đồng Kinh tế các nước Trung Phi nhằm tăng cường hợp tác bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước Trung Phi nhằm bảo đảm ổn định an ninh cũng như cải thiện tình trạng nhân đạo tại đây.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, phát biểu chung thay mặt cho Việt Nam và Indonesia, hoan nghênh nỗ lực của các nước ở Trung Phi trong bảo đảm an ninh, ổn định khu vực và thúc đẩy quan hệ giữa láng giềng; chia sẻ lo ngại về bất ổn kéo dài ở khu vực do hoạt động của các nhóm vũ trang, buôn bán trái phép tài nguyên, biến đổi khí hậu, tác động của bệnh dịch và mới đây nhất là Covid-19.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất ổn an ninh thông qua các biện pháp toàn diện và dài hạn, trong đó có tăng cường hợp tác, hoà giải, giải quyết thách thức từ các nhóm vũ trang và tội phạm xuyên quốc gia, tạo điều kiện và cơ hội phát triển cho các nước khu vực Trung Phi. Đại sứ khẳng định tầm quan trọng của hợp tác khu vực và ủng hộ đóng góp của Liên minh châu Phi, cũng như Cộng đồng Kinh tế Trung Phi vì mục tiêu bảo đảm môi trường ổn định và phát triển cho người dân các nước Trung Phi.
Nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Indonesia, đang tích cực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế ở Trung Phi, thông qua cử lực lượng tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ ở khu vực này.
Đây là lần thứ hai hai nước ASEAN cùng là thành viên HĐBA có phát biểu chung. Lần trước là phát biểu chung tại phiên họp công khai của HĐBA về hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Âu.
Theo VOV
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương