Thể thao

Viettel & Thể Công

ClockChủ Nhật, 15/11/2020 15:02
TTH - Đè bẹp Quảng Ninh đến 4 bàn không gỡ, nhưng ĐKVĐ Hà Hội vẫn ngậm ngùi nhường ngôi vô địch V. League mùa giải 2020 cho CLB Viettel vì cùng thời điểm, thầy trò ông Trương Việt Hoàng cũng có chiến thắng sít sao 1 - 0 trên sân Thống Nhất trước CLB Sài Gòn. Xếp hạng toàn cục, Viettel có 41 điểm, hơn Hà Nội 2 điểm.

Cũng bởi do nghèoMở lò để tính chuyện đường xa

Viettel vô địch. Ảnh: vnexpress.net

Cuộc chiến giành ngôi đầu giải đấu cao nhất quốc gia của Viettel và Hà Nội hôm nay gợi nhớ về cuộc đối đầu của kỳ phùng địch thủ Thể Công và Công an Hà Nội ngày trước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã là thế lực số 1 của bóng đá Việt Nam khi đội bóng thủ đô liên tiếp có 2 lần vô địch quốc gia. Còn với Viettel, họ đang trên đường đi tìm lại vinh quang của chính mình một thời với cái tên khắc sâu trong tâm trí bao người Việt Nam: Thể Công.

Thành lập từ năm 1954, Thể Công luôn là đội bóng mạnh quốc gia với 13 lần vô địch giải bóng đá miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1979. Sau khi đất nước thống nhất và có giải Vô địch Quốc gia (tiền thân của V. League), Thể Công vẫn luôn là đội bóng mạnh nhất Việt Nam với 5 lần vô địch. Đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập (2004), Thể Công xuống hạng, sau đó trở lại V. League vào năm 2007. Để rồi năm 2009, Bộ Quốc phòng chính thức ra quyết định xóa tên Thể Công, giao toàn quyền quản lý đội cho Viettel - nhà tài trợ của CLB vào thời điểm đó. Đội bóng giàu truyền thống nhất Việt Nam sau đó mang tên Viettel.

Với nhiều người, cái tên Thể Công chỉ còn là chuyện quá vãng của một thời. Thế nhưng, đội bóng của thầy trò HLV Trương Việt Hoàng thi đấu tưng bừng và giành chức vô địch  V. League năm nay vẫn gợi nhớ một Thể Công hào hùng năm xưa. Ấn tượng nhất là Viettel càng thi đấu, càng tiến bộ. “Hậu duệ Thể Công” không chỉ đồng đều lực lượng mà còn có đoàn quân dự bị rất có chiều sâu. Trong đội hình Viettel, nếu các trụ cột không ở ĐTQG thì cũng thuộc lứa U22, U23 Việt Nam nên thừa kinh nghiệm chinh chiến ở cuộc đua đường trường.

Trong đội hình Viettel vô địch V. League 2020 có cầu thủ Trần Danh Trung. Cùng với Nguyễn Hữu Thắng đang thi đấu cho Bình Định vừa giành suất thăng hạng, Danh Trung là cầu thủ Viettel gốc Huế. Trong đội hình CLB Huế thi đấu ở hạng Nhất mùa giải qua cũng có đến 5 gương mặt được “chi viện” từ Viettel, gồm: hậu vệ Cao Trần Hoàng Hùng, Vũ Văn Quyết, tiền vệ Đinh Tuấn Tài, Nguyễn Sĩ Chiến và tiền đạo Lưu Công Sơn. Đó cúng là lý do khiến cho người Huế cảm thấy vui và tự hào về chức vô địch của Viettel.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Return to top