ClockThứ Năm, 27/11/2014 16:37

Vinh Hiền khá lên từ các mô hình phát triển kinh tế

TTH - Những năm gần đây, người dân xã biển Vinh Hiền (Phú Lộc) đã khá lên nhờ vào các mô hình phát triển sinh kế dựa trên thế mạnh ở địa phương.

Kiểm tra thức ăn cho các thời kỳ sinh trưởng

Nuôi cá lồng - hướng đi mới

Vinh Hiền hiện còn 7,34% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm. Đến cuối năm 2014, Vinh Hiền đạt 15/19 tiêu chí nông thôn mới. Vinh Hiền đang nỗ lực gỡ khó các chỉ tiêu về cơ sở vật chất văn hóa, trường học, đường giao thông và hộ nghèo... để đạt xã chuẩn NTM vào cuối năm 2015.
Băng qua cầu Tư Hiền, tôi cảm nhận Vinh Hiền đã đổi thay. Dọc theo QL49B hiện hữu các tuyến đường nhựa, bê tông liên thôn ngang dọc, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học các cấp... Theo con đường vào thôn Hiền Hòa 1, nơi hiện hữu khu chợ mới Vinh Hiền vừa đi vào hoạt động, “rừng” ô lồng cá mú, vẩu... vuông vắn được cắm vững chãi san sát hướng về phía cửa biển Tư Hiền... Ông Lê Thiết, Trưởng Chi hội nuôi cá lồng, thôn Hiền Hòa 1 cho biết người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu, cá mú bằng lồng cách đây 7-8 năm. Ban đầu, do ngư dân địa phương khai thác thủy sản ở trên đầm phá thấy cá mú, cá vẩu con nên mang về chắn sáo, giăng lưới bên phá nuôi thử. Chỉ qua thời gian, người nuôi thấy cá trong lồng phát triển tốt, thị trường lại chuộng nên nhân rộng dần. Thời gian này, ông Thiết tìm hiểu thả nuôi 4 lồng, với 400 con cá vẩu, cá mú con. Sau 12 tháng nuôi (tháng 11 âm lịch năm này đến tháng 11, 12 âm lịch năm sau), mỗi con đạt 1,2-1,5 kg; với giá bán lúc đó 200 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 20-30 triệu đồng.
Nhiều gia đình ở thôn Hiền Hòa 1 đã khá lên nhờ nuôi cá mú, cá vẩu bằng lồng ven phá. Điển hình như hộ anh Hoàng Trung Dũng. Với sức trẻ, thời gian đầu, anh Dũng mạnh dạn vay mướn tiền người thân, bạn bè nuôi 5 lồng cá mú. Anh cho biết, đầu tư nuôi cá mú bằng lồng không nhiều vốn; bình quân, mỗi lồng với diện tích từ 10-12m2, mất khoảng 3-4 triệu đồng mua lưới, tre, sắt là sử dụng 5-7 năm. Thức ăn cho cá là các loại cá tạp nhỏ tươi, mỗi ngày cho ăn 3-4 lần (tùy theo người nuôi). Ưu điểm nhất là cá mú, cá vẩu dễ nuôi vì ít bệnh, sống khỏe khi môi trường nước ổn định; chỉ lo khi mùa mưa lũ về môi trường nước dễ thay đổi. Hiện tại, anh Dũng nuôi 10 lồng, mỗi năm trừ các khoản chi phí lãi bình quân từ 8-10 triệu đồng/lồng. Đến thời điểm này có gần 160 hộ dân ở các thôn ở Vinh Hiền tham gia nuôi 575 lồng cá, tăng 125 lồng so với năm 2013. Những gia đình tham gia nuôi có quy mô lớn, ngoài ông Thiết, anh Dũng còn phải kể đến ông Phan Dũng (hơn 10 lồng), ông Trần Bình, (gần 30 lồng)...
 
Đi lên từ biển, đầm phá
Với tiềm năng, lợi thế bên cạnh sự hỗ trợ đầu tư của các dự án, chương trình, Vinh Hiền chú trọng đưa lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản biển, đầm phá lên hàng đầu. Hàng năm, Đảng ủy, chính quyền bám sát chỉ đạo cấp trên, huy động tốt mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho người dân vạn chài lên định cư đất liền; đổi mới phương tiện ngư cụ, tiếp cận phương thức kỹ thuật mới, quy hoạch ao hồ, con giống... đẩy mạnh phong trào khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, tạo nguồn thu nhập ổn định cuộc sống trong dân.
Từ việc nuôi trồng, đánh bắt manh mún, nhỏ lẻ trước đó, năng suất sản lượng thủy hải sản tăng dần qua mỗi năm. Giai đoạn 2005-2010, Vinh Hiền trở thành điểm sáng về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản biển, đầm phá ở huyện Phú Lộc. Hiện tại, Vinh Hiền vẫn giữ “tốp đầu” của Phú Lộc trong nuôi trồng, khai thác thủy hải sản. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng sản lượng đánh bắt biển ở Vinh Hiền đạt 2.150 tấn; trong đó, sông đầm 1.450 tấn. Về nuôi trồng, dù diện tích có giảm, nhưng toàn xã đưa vào nuôi gần 43 ha; trong đó, có 14 ha chuyên tôm, 29 ha nuôi xen ghép
Nỗ lực hơn khi địa bàn không lợi thế về nông nghiệp, lâm nghiệp nhưng Vinh Hiền cũng tập trung đầu tư có tính toàn diện, theo hướng thâm canh tăng năng suất. Đến nay, Vinh Hiền đã có gần 90 ha lúa; cây rau màu và cây công nghiệp đạt hơn 40 ha. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển lên hàng trăm nghìn con gia súc, gia cầm các loại, giải quyết một lượng lao động không nhỏ trong thời gian nhàn rỗi có thu nhập ổn định. Vinh Hiền bây giờ trở thành điểm đến giao thương hàng hóa sầm uất vùng khu III. Các ngành nghề sửa chữa cơ khí tàu thuyền, chế biến hải sản; dịch vụ, du lịch...phát triển khá mạnh, bởi nơi đây có bờ biển dài, đầm phá rộng và nhiều điểm vui chơi thăm thú khá lý tưởng, như chùa Túy Vân, núi Linh Thái, biển Hàm Rồng.
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền cho rằng, những điều Vinh Hiền có hôm nay là nền tảng để phát triển mạnh thời gian đến. Đại hội Đảng bộ xã Vinh Hiền lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra những mục tiêu, chỉ tiêu rất rõ; trong đó tiếp tục nâng cao đời sống người dân, làm cho dân giàu lên theo hướng kinh tế “Dịch vụ du dịch, nông nghiệp toàn diện, tiểu thủ công nghiệp”. Hiện nay, lãnh đạo chính quyền và người dân Vinh Hiền tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết chung sức đồng lòng, tranh thủ mọi nguồn lực đưa Vinh Hiền trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015, phấn đấu trở thành trung tâm thị tứ ở vùng khu III Phú Lộc thời gian đến.
Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top