ClockThứ Ba, 13/12/2022 13:15

Vinh Hưng hướng đến “xã thông minh”

TTH - Cùng với xã Quảng Thọ của huyện Quảng Điền, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) được UBND tỉnh chọn xây dựng triển khai thí điểm mô hình “ Xã thông minh”.

Vinh Hưng cần huy động nguồn lực để thực hiện các nghị quyếtXây dựng xã nông thôn mới thông minh

Vinh Hưng là một trong số ít xã ở Phú Lộc xây dựng được phòng họp trực tuyến theo quy định

Từng bước số hóa

Anh Trần Sơn Phụng, ở thôn Phụng Chánh 1, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) cho rằng: Việc tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính (TTHC) trên hệ thống thông tin điện tử đã tạo cho hồ sơ giao dịch liên quan về đất đai, xây dựng của gia đình anh thuận tiện hơn rất nhiều. Cán bộ tiếp nhận tận tình hướng dẫn đăng ký và tiến hành số hóa hồ sơ, xử lý trên phần mềm dùng chung, có quy trình giám sát các khâu thụ lý của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), vì vậy bà con rất hài lòng...

Được huyện trang cấp trang thiết bị, chuyển giao các phần mềm dùng chung, thời gian qua, Vinh Hưng áp dụng có hiệu quả 5 phần mềm dùng chung vào hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền; 100% các văn bản đều được ký số và luân chuyển trên môi trường mạng góp phần xử lý nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, kiểm soát công việc và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; 100% TTHC được số hóa và cũng 100% CBCCVC đều được trang bị máy vi tính và tương tác công vụ qua môi trường mạng.

Khảo sát cho thấy, chỉ số cải cách hành chính của xã luôn đứng ở tốp 3 dẫn đầu của huyện nhiều năm liền; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về việc giải quyết TTHC đạt trên 95%. 100% TTHC (27 TTHC) được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Quyết định 1750/QĐ - UBND của UBND tỉnh. Vinh Hưng là một trong số ít xã ở Phú Lộc xây dựng được phòng họp trực tuyến theo quy định.

Không dừng lại ở cơ quan công quyền, cơ bản các cơ sở kinh doanh trong xã đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, như sử dụng thư điện tử và ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử, hình thành 3 điểm chuyển, rút tiền. 100% văn bản phát hành được sử dụng chữ ký số và luân chuyển trên môi trường mạng. Xã cũng đã thực hiện chi trả lương 100% qua thẻ ATM cho CBCCVC và Viettel Pay cho các đối tượng trợ cấp xã hội.

Theo Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng - Nguyễn Quang Huy, các hộ gia đình đã thực hiện liên kết với các nhà mạng để đưa hệ thống cáp, mạng về tận hộ gia đình. Số lượng điện thoại thông minh trong Nhân dân đạt khoảng 65% sử dụng mạng internet và 3G, 4G. Để xây dựng thành công chính quyền điện tử, chính quyền số, nhất định phải hình thành công dân điện tử, công dân số. Địa phương tích cực tuyên truyền CBCCVC và người dân hình thành thói quen sử dụng QR trong kết nối thông tin, dịch vụ, sản phẩm, thanh toán trong giao dịch...

Đồng thuận trong chuyển đổi số

Cuối năm 2021, Đảng ủy xã Vinh Hưng ban hành Nghị quyết số 45-NQ/ĐU, ngày 31/12/2021 về chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án của UBND xã Vinh Hưng về xây dựng thí điểm mô hình xã thông minh xác định mục tiêu ứng dụng CNTT, công nghệ số (kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ y sinh, công nghệ giáo dục...) trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng để tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi, kiến tạo thể chế cho địa phương cấp xã trong việc thực hiện chương trình CĐS tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định, địa phương tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong CĐS. Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ CĐS gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả triển khai CĐS là chỉ tiêu đánh giá của các ngành và CBCCVC.

Thực hiện đề án xã thông minh, Vinh Hưng hướng tới hoàn thành chính quyền điện tử cấp xã, xây dựng xã hội hội số và kinh tế số. Theo ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã, riêng việc hướng tới hoàn thành chính quyền điện tử, xã đang tập trung thực hiện nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT. Trong đó, xây dựng điểm truy cập tập trung tại trụ sở UBND xã, xây dựng một số điểm phát wifi miễn phí cho người dân của xã; cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bổ sung chuyên môn về CNTT cho xã thông minh. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điều hành cấp xã, hệ thống hội nghị trực tuyến, chương trình truyền thanh thông minh; tổ chức thực hiện các giải pháp, ứng dụng dịch vụ tương tác chính quyền với người dân, triển khai hệ thống báo cáo số từ xã đến huyện và tỉnh...

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Huế hướng đến là một nơi đáng để sống

Trước bối cảnh thế giới trải qua nhiều năm dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, quan điểm về nơi đáng sống đang thay đổi theo tiêu chí an ninh an toàn, môi trường bền vững và sống chậm. Huế với văn hóa lịch sử và tài nguyên thiên nhiên còn phong phú và trong lành thực sự là nơi có thể trở thành điểm đến an cư lý tưởng cho mọi người.

Huế hướng đến là một nơi đáng để sống
TƯ LIỆU HÁN NÔM:
Sau số hóa, cần hướng đến phát huy giá trị

Hàng trăm ngàn tư liệu Hán Nôm được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế sưu tầm, số hóa trong hơn chục năm qua không chỉ đồ sộ về mặt số lượng, mà còn được đánh giá cao về giá trị di sản của vùng đất Cố đô. Thế nhưng, theo các chuyên gia việc để lan tỏa và phát huy những tài liệu ấy vẫn còn nhiều chuyện phải bàn và cần có chiến lược dài hơi.

Sau số hóa, cần hướng đến phát huy giá trị
Hướng đến lối sống tiết độ

Buổi talkshow với chủ đề “Hướng đến lối sống tiết độ: đâu là thách thức với người tiêu dùng” do Viện Pháp Huế tổ chức mới đây với sự tham gia của diễn giả Alérie Guillard, Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Giáo sư Đại học Paris Dauphine và dịch giả, TS. Lê Đức Quang đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Hướng đến lối sống tiết độ
Return to top