ClockThứ Bảy, 16/09/2017 13:26

Vinh Thanh sản xuất rau an toàn

TTH - Vinh Thanh là một trong những địa phương có tỷ lệ người trồng rau màu lớn nhất nhì của huyện Phú Vang. Ngoài trồng theo cách truyền thống, người dân ở đây đang hướng đến mô hình trồng rau an toàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh Phan Đức Anh, hiện có 70 – 80% hộ gia đình ở địa phương đầu tư trồng các loại hoa màu, cho thu nhập ổn định.

Bà Huỳnh Thị Diệu Đào chăm sóc cây rau thơm phát triển tốt trên đất cát

Đang chăm sóc cây ném, ông Nguyễn Chuyền trò chuyện: “Người dân trồng hoa màu ở Vinh Thanh rất  chú ý đến chất lượng cây trồng. Bà con ý thức được rằng, trồng rau cho thu nhập tốt nên phải giữ uy tín với bạn hàng và người tiêu dùng. Trước đây, người dân trong xã thường bón cây bằng phân chuồng tươi. Nay loại phân này rất ít, chủ yếu bón bằng phân hữu cơ làm bằng rong rêu, bã đậu... (xác các loại thực vật có sẵn), nước tưới bằng hệ thống giếng khoan. Bạn hàng của những người trồng rau màu ở Vinh Thanh chủ yếu là ở chợ đầu mối Phú Hậu (TP. Huế) trực tiếp về mua tại vườn”.

Đối với những người dân nơi đây, dù là những vùng đất cát, nhưng không bao giờ cho đất ngừng nghỉ. Hết mùa hẹ, rau dền, mướp đắng, họ chuyển sang trồng rau thơm hay lạc.

Bà Huỳnh Thị Diệu Đào, một trong những người trồng rau thơm của xã Vinh Thanh chia sẻ: “Loại rau thơm trồng trên cát không hề bị sâu bệnh. Mùa nắng nóng, ngoài bón phân trước khi trồng, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nguồn nước tưới. Trung bình mỗi ngày tưới rau 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều. Sau 5 ngày, rau thơm được thu hoạch một lần để bán cho thương lái ở Huế”.

So với cách trồng rau truyền thống, dùng phân chuồng tươi là chủ yếu, thì việc trồng rau an toàn, dùng phân hữu cơ làm bằng xác thực vật và tưới nước giếng khoan được thương lái và người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Đó là lý do, người dân sau khi thu hoạch rau màu, chỉ cần liên lạc qua điện thoại là thương lái về tận chân ruộng để thu mua.

Ông Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Thanh nhẩm tính: “Toàn xã có 230 ha rau màu các loại. Trong đó, chủ yếu là các loại rau: hẹ, cải xanh, xà lách, dền đỏ, rau thơm, rau răm... Bà con còn trồng thêm mướp ngọt, bầu, bí các loại. Giá trị bình quân mỗi ha cho thu nhập khoảng 75 triệu đồng”.

Bà Trần Thị Mai, một người trồng rau màu của xã tâm sự: “Thói quen trồng rau truyền thống rất khó bỏ. Thế nhưng, nhiều diện tích trồng rau màu của không ít người dân trong thôn cũng đã bắt đầu trồng theo hướng an toàn. Ngoài khâu làm đất, bón phân thật kỹ trước khi đưa giống vào trồng, thì một trong những yếu tố hết sức quan trọng là làm cỏ, xới đất thường xuyên để tạo độ tơi xốp, kết hợp với tưới nước nên cây trồng không chỉ xanh tốt mà phát triển rất nhanh. Riêng 3 sào  đất cát trồng rau thơm và cải con cho thu hoạch quanh năm”.

Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, ông Nguyễn Trường Chính nhận định: “Từ nhu cầu thị trường, rau sản xuất truyền thống, mất an toàn trên địa bàn xã dần thu hẹp,  nhường chỗ cho rau sản xuất theo quy trình an toàn.  Rau an toàn được tiêu thụ trong các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, bếp ăn của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn huyện, góp phần ổn định sản xuất và thu nhập của người dân”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác

Mùa hè về, loại hình du lịch sinh thái gắn với tắm suối thác đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Việc chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách phải được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top