ClockThứ Sáu, 30/11/2012 11:04

Vinh Xuân “loay hoay” với tiêu chí xây dựng nông thôn mới

TTH - Vinh Xuân (Phú Vang) giờ đã “thay da đổi thịt” và đang bắt tay vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM

Vượt quãng đường gần 30 cây số từ thành phố Huế, chúng tôi đến Vinh Xuân vào một ngày đầu tháng 11. Những con đường bê tông liên thôn khang trang, sạch sẽ nhưng thưa thớt người qua lại khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ. Đem theo thắc mắc gặp Chủ tịch UBND xã Trần Văn Đê, ông chia sẻ: “Chúng tôi chủ yếu sống bằng nghề nông, giờ không phải ngày mùa nên mọi người tranh thủ lúc nông nhàn ra bên ngoài làm phụ hồ, làm mộc để kiếm thêm, chứ cứ trông vào mấy sào lúa thì làm sao mà khá lên được”. Hỏi về tiến độ xây dựng NTM của địa phương, ông cho biết: Qua rà soát, đánh giá theo bộ tiêu chí về NTM của Chính phủ, chúng tôi đạt 7/19 tiêu chí về NTM, gồm: quy hoạch; điện; bưu điện; trạm y tế; giáo dục; hệ thống chính trị xã hội; an ninh trật tự. Hiện nay, với các nguồn vốn hỗ trợ, Vinh Xuân đang tiến hành xây dựng nâng cấp các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xóm; đầu tư cải tạo nhà văn hóa cộng đồng, quan tâm đến vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện địa phương để nâng cao thu nhập cho người dân… theo chương trình xây dựng NTM. Trong năm 2013, bằng nguồn vốn hỗ trợ chương trình xã bãi ngang (257) khoảng 1 tỷ đồng, chúng tôi tập trung đầu tư vào đường giao thông nông thôn”.

 

Vinh Xuân đang nỗ lực xây dựng môi trường thôn xóm xanh sạch đẹp

 

Những cố gắng nỗ lực của Vinh Xuân trong công cuộc xây dựng NTM là điều được khẳng định. Tuy nhiên, nếu xét về mặt bằng chung về xây dựng NTM của tỉnh, đây là những tiêu chí mà hầu như các xã trên địa bàn tỉnh đều đạt được. Còn một số tiêu chí khó, như: thu nhập, chợ nông thôn mới, hạ tầng giáo dục... với Vinh Xuân lại càng khó khăn hơn. Để đạt được tiêu chí thu nhập, cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, Vinh Xuân đang triển khai sản xuất trồng rau màu, cây khoai, dưa và nuôi trồng thủy hải sản ven đầm phá Tam Giang... Đồng thời, tạo điều kiện từng bước phát triển các ngành nghề dịch vụ buôn bán nhỏ, mộc, nề... tạo nguồn thu nhập của người dân địa phương. Đến thời điểm này, bình quân thu nhập đầu người ở Vinh Xuân mới đạt 16 triệu đồng/năm; số hộ nghèo còn 15,1%. “Để đạt được tiêu chí thu nhập cao gấp 1,4 lần so với bình quân chung của tỉnh là điều quá khó thực hiện. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh phấn đầu đến 2015 đạt 2.300 USD. Như vậy trong ba năm đến, thu nhập bình quân của người dân Vinh Xuân phải đạt gần 3.000 USD (khoảng 60 triệu đồng). Với một xã nghèo, khó khăn như Vinh Xuân mà người dân có mức thu nhập như vậy là điều không thể”. Ông Đề băn khoăn.

 

Ngoài ra, các tiêu chí khác mà Vinh Xuân đang lo, là nước sạch, hạ tầng trường học, khu chợ NTM ... Muốn đạt các tiêu chí này, Vinh Xuân cần 195 tỷ đồng. Theo ông Đê, “giờ huy động số tiền lớn trong dân là không khả thi. Ví dụ, hiện Vinh Xuân đang cần một ngôi chợ để trao đổi mua bán (hiện Vinh Xuân chỉ có chợ tạm), nhưng vốn thì biết huy động ở đâu khi mà thu nhập của người dân chỉ trông chờ vào cây lúa, cây màu. Rất mong cấp trên quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa, để NTM Vinh Xuân hoàn thành đúng lộ trình, kế hoạch đề ra”.


Không chỉ Vinh Xuân mà nhiều địa phương trong tỉnh, dù vẫn đang cố gắng huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, nâng cao chất lượng cuộc sống mọi mặt cho nhân dân. Tuy nhiên, có lẽ không nên cứng nhắc trong việc chỉ chăm chăm để hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Phải làm sao để bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang sạch đẹp hơn, thu nhập người dân ngày một nâng cao, môi trường sống, sinh hoạt ở nông thôn tốt dần lên...

MV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top