Thế giới

Virus Corona tác động chi tiêu ở Trung Quốc, ảnh hưởng các công ty toàn cầu

ClockThứ Năm, 30/01/2020 21:31
TTH - Dịch vụ Nhà đầu tư của Tập đoàn Tài chính Moody’s ngày 30/1 nhận định, tác động kinh tế ngay lập tức và đáng kể nhất của virus Corona là ở Trung Quốc nhưng sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới, do tầm quan trọng của Trung Quốc trong tăng trưởng toàn cầu, cũng như doanh thu của các công ty đa quốc gia.

Thủ tướng: Chống dịch như chống giặc!

Đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh do virus Corona. Ảnh minh họa: VOV

Theo lĩnh vực, virus Corona có khả năng sẽ có tác động tiêu cực lớn nhất đối với các ngành hàng hóa và dịch vụ trong và ngoài Trung Quốc, những ngành vốn phụ thuộc vào người tiêu dùng và các sản phẩm trung gian của Trung Quốc.

"Tác động chủ yếu là đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và các thị trường tài chính", Moody’s khẳng định trong báo cáo triển vọng tín dụng hàng tuần.

Về cơ bản, Moody's dự báo ​​đợt bùng phát này sẽ có tác động tạm thời đến nền kinh tế Trung Quốc, trong khi tăng trưởng GDP hàng năm ở quốc gia này vẫn phù hợp với dự báo ở mức 5,8% trong năm 2020.

Sau đợt bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, các thị trường tài chính và tăng trưởng ở Trung Quốc suy yếu đáng kể, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Sự phục hồi sau đó đã giúp hạn chế các tác động tiêu cực tổng thể đối với tăng trưởng thường niên.

Thế nhưng, theo Tập đoàn Tài chính Moody’s, SARS không phải là một so sánh hoàn hảo, bởi thành phần của nền kinh tế Trung Quốc đã thay đổi đáng kể từ năm 2003. Trong 16 năm qua, đóng góp của tiêu dùng cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tăng lên đáng kể. Do đó, tác động của virus Corona thông qua kênh tiêu dùng hiện nay có thể cao hơn.

"Nếu thực sự có sự giảm mạnh trong tiêu dùng, chúng tôi dự báo chính sách kinh tế vĩ mô sẽ được nới lỏng. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong các động lực tăng trưởng vào năm 2020", Moody’s nói thêm.

Bên cạnh đó, virus Corona có thể sẽ có ảnh hưởng đến doanh thu của các ngành du lịch, vận tải, lưu trú, nhà hàng, bán lẻ và dịch vụ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tác động đối với doanh số bán lẻ ngoại tuyến có thể nhỏ hơn, so với sự suy yếu sau đợt bùng phát dịch SARS, do sự chuyển dịch nhanh chóng sang hoạt động bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc trong thập kỷ qua.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và thiết bị y tế có khả năng sẽ tăng đột biến.

Tập đoàn Tài chính Mỹ cho hay, đợt bùng phát dịch bệnh lần này cũng có khả năng gây tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty toàn cầu hoạt động trong khu vực bị ảnh hưởng có thể sẽ phải đối mặt với những thiệt hại về sản lượng, do việc sơ tán công nhân. Các công ty hoạt động bên ngoài Trung Quốc có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào sản phẩm thượng nguồn được sản xuất từ ​​khu vực bị ảnh hưởng cũng sẽ chịu áp lực, bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xảy ra do sự chậm trễ sản xuất tạm thời.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Devdiscourse & Business Standard)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi) đang được Bộ Y tế xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Theo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) của Bộ Y tế trình Chính phủ, một số quyền lợi và phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế được mở rộng và bổ sung…

Cần đánh giá rõ tác động tài chính khi mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua nhiều loại hàng hóa giảm

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, nhu cầu mua sắm hàng Tết của người dân giảm hơn so với các năm trước do người dân thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng rượu bia giảm nhiều vì nhân dân thực hiện nghiêm quy định “Không được uống bia, rượu khi lái xe”.

Người dân thắt chặt chi tiêu, sức mua nhiều loại hàng hóa giảm
Return to top