ClockThứ Tư, 17/08/2016 14:23

Vitas: Quy hoạch phát triển ngành dệt may đã quá lỗi thời

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2020, ngành dệt may sẽ xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, nhưng đến năm 2015, Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD và dự kiến năm 2016 này là 31 tỷ USD.

Dây chuyền may hàng xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến năm 2020, ngành dệt may sẽ xuất khẩu đạt 20 tỷ USD, nhưng đến năm 2015, Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu 27,5 tỷ USD và dự kiến năm 2016 này là 31 tỷ USD.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết quy hoạch này đã lỗi thời và hiệp hội đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch đối với ngành dệt may.

Thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong 5 năm qua (2010-2015), ngành dệt may đã duy trì đà tăng trưởng vững chắc và ổn định với mức tăng kim ngạch xuất khẩu 15%/năm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng ngành công nghiệp dệt may thế giới đang có xu hướng chuyển dịch nhanh đến các quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực, giá gia công thấp.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được dự báo vẫn có lợi thế để phát triển trong vòng 10 năm tới và quan trọng hơn, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... nên ngành cần có những điều chỉnh nhằm đáp ứng tình hình mới. Việc xây dựng điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết, trên cơ sở kế thừa quy hoạch đã có, đánh giá lại, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho biết từ thực tế đến quy hoạch hiện đã có một khoảng cách khá xa và đến nay, quy hoạch không còn phù hợp. Bởi vậy, Vitas đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan đánh giá lại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may do quy hoạch đến năm 2020 đã lỗi thời.

“Việt Nam đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" rất phù hợp với việc mở rộng phát triển ngành dệt may nên Chính phủ nên đưa ra một chiến lược dài hạn hơn, cụ thể hơn và trước mắt là đến năm 2020, trung hạn 2020-2030 và dài hạn từ 2030-2040 để dệt may đi kịp với quá trình hội nhập của đất nước," ông Giang nói.

Để giúp doanh nghiệp dệt may tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, Vitas kiến nghị Chính phủ điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dệt may đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 30/3/2008 và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương, cho phù hợp với tốc độ hội nhập sâu, rộng của Việt Nam theo hướng dài hạn hơn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2040, do nhiều mục tiêu trong các Quyết định trên cho đến nay đã quá lạc hậu.

Hiệp hội đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ xây dựng chiến lược quy hoạch ngành dệt may gắn với quy hoạch các khu công nghiệp tập trung. Bởi các doanh nghiệp dệt may nhỏ lẻ, hiện nằm rải rác khắp các tỉnh, thành phố, do vậy việc tập trung về một khu giúp giải quyết vấn đề xử lý nước, quản lý nước thải. Yếu tố này liên quan đến sự bền vững của ngành dệt may và đảm bảo môi trường.

Ngành dệt may hiện cũng cần có các khu công nghiệp lớn để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực sản xuất sợi, vải, nhuộm. Hiện nay, ngành dệt may cũng chỉ có vài khu công nghiệp nghiệp nằm rải rác tại các tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Đồng Nai, Bình Dương... nhưng hầu hết có diện tích hạn chế vài ba trăm hécta.

Chẳng hạn, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (tại Hưng Yên) là khu công nghiệp đặc thù của miền Bắc dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ nhưng diện tích mới chỉ trên 121,8 ha. Tương tự, Khu công nghiệp dệt may Nguyễn Đức Cảnh (tỉnh Thái Bình) diện tích đất quy hoạch cũng có 102 ha, diện tích đất cho sản xuất 70ha.

Với yêu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may, Vitas đề nghị Chính phủ thống nhất quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn từ 500-1.000 ha nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực của ngành. Đồng thời, hiệp hội đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi vay khi doanh nghiệp đầu tư vào các trung tâm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, tránh tình trạng các địa phương tự quy hoạch, cấp phép gây chồng chéo.

Bên cạnh đó, cần phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng kết nối giao thông thủy, bộ giữa các khu công nghiệp dệt may lớn với các cảng, trung tâm giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện giảm chi phí vận chuyển, Hiệp hội kiến nghị.

Theo ông Vũ Đức Giang, có 5 yếu tố tạo nền tảng để tạo sự phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam là quy hoạch khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; vấn đề về môi trường, xử lý nước thải; ổn định về chính sách thuế, phí, thủ tục và quan trọng hơn là chính sách tiền lương.

Trên thực tế, việc xử lý nước thải đối với ngành dệt may đang là vấn đề nan giải bởi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn rất tốn kém, thời gian thu hồi vốn lâu nên chủ các khu công nghiệp thường không làm được. Ông Giang đề nghị Chính phủ nên xem xét điều chỉnh quy định về yếu tố môi trường trong ngành dệt may.

Cụ thể, một doanh nghiệp chuyên may gia công chỉ có khoảng 400 lao động, nhưng phải xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải với giá trị hàng chục tỷ đồng, trong khi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có nước thải có hóa chất nhưng lại bị áp dụng như doanh nghiệp dệt. Đây là quy định “quá nặng nề” đối với doanh nghiệp may.

Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho rằng Nhà nước cần có sự hỗ trợ trong việc xây dựng khu công nghiệp dệt, đầu tư trạm xử lý nước thải, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí ban đầu, bởi các doanh nghiệp trong ngành dệt may phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực tài chính còn hạn chế.

Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, nơi có ngành sản xuất dệt may phát triển, doanh nghiệp không phải bỏ tiền xây dựng trạm xử lý nước thải mà các trạm này do Chính phủ xây dựng, sau đó doanh nghiệp đến sản xuất và đóng góp chi phí. Việc này sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp thay vì phải tự đầu tư trạm xử lý nước thải có giá trị từ 2-5 triệu USD. Việc có các hệ thống xử lý nước thải sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, vào xây dựng các nhà máy sản xuất sơ, sợi và dệt, nhuộm, hoàn tất bổ sung vào nguồn cung thiếu hụt của ngành dệt may.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút đầu tư xanh

Hiện nay, Thừa Thiên Huế luôn đưa ra tiêu chí lựa chọn những dự án (DA) công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong thu hút đầu tư. Mục tiêu là để đón được những DA đầu tư xanh vào các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, xử lý rác thải…

Thu hút đầu tư xanh
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp & làng nghề

Năm 2023, Hương Thủy có 11 sản phẩm của 10 cơ sở được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp tỉnh; có 4 sản phẩm trong tổng số 6 sản phẩm của tỉnh được công nhận cấp quốc gia. Đây là một trong những động lực quan trọng để địa phương này tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN, TTCN, LN) theo hướng quy mô hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp  làng nghề

TIN MỚI

Return to top