Thế giới Thế giới
Vốn FDI vào Đông Nam Á tăng 18% trong nửa đầu năm 2018
TTH - Theo báo cáo về những xu hướng đầu tư mới nhất của Hội nghị Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Nam Á tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái lên 73 tỷ USD, dẫn đầu là Singapore với 35 tỷ USD, 9 tỷ USD ở Indonesia và xấp xỉ 7 tỷ USD được đổ vào Thái Lan. Trong khi đó, dữ liệu từ Bangko Sentral Ng Pilipinas (BSP) cho thấy, dòng vốn FDI vào Philippines trong năm nay đã tăng 42,4% lên 5,755 tỷ USD so với mức 4,041 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017.
FDI vào các nước ASEAN tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg
Cũng theo BSP, các “đối thủ cạnh tranh” đáng chú ý khác trong khu vực Đông Nam Á về tổng khối lượng FDI là Thái Lan và Việt Nam, với mức tăng trưởng tương ứng 67,08% lên 6,912 tỷ USD được đầu tư vào Thái Lan, trong khi Việt Nam tăng 11,84% lên 6,99 tỷ USD từ 6,25 tỷ USD.
FDI, bao gồm các khoản vay của các công ty, các khoản vay nội bộ và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở nước ngoài, là một chuỗi toàn cầu hóa và là dấu hiệu tiềm năng cho sự tăng trưởng của chuỗi cung ứng doanh nghiệp và các mối quan hệ thương mại trong tương lai. Tuy nhiên, nó cũng có thể đi theo chiều hướng ngược lại khi các công ty này rút ra khỏi các dự án nước ngoài.
Mặc dù FDI toàn cầu giảm 41% trong nửa đầu năm nay, nhưng số tiền đổ vào các dự án khởi nghiệp mới được công bố (Greenfield) đã tăng 42%, mang đến một tia hy vọng rằng sẽ có nguồn tiền lớn hơn được đầu tư, đồng thời thúc đẩy chi tiêu và giao dịch trong tương lai.
Số liệu cho thấy, các khoản đầu tư Greenfield ở châu Á đã đạt mức cao kỷ lục, trong đó Indonesia có 28 tỷ USD, Việt Nam 18 tỷ USD và Philippines 12 tỷ USD.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ Business World)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
- Apple Watch và MacBook sẽ lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam (17/08)
- Cuba cho phép nước ngoài đầu tư vào bán buôn, bán lẻ sau 60 năm (17/08)
- Trung Quốc công bố nhiều khoản hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh (16/08)
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác (16/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Bệnh đậu mùa khỉ: Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát