ClockThứ Sáu, 18/02/2022 05:49

Vốn ủy thác, hiệu quả cao nhưng tỷ lệ thấp

TTH - Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay phát huy được hiệu quả, nhất là trong giải quyết việc làm, định hình nhiều mô hình cũng như sản phẩm chủ lực địa phương.

Cầu nối giúp thanh niên lập nghiệpGiảm 10% lãi suất cho các đối tượng chính sáchHương Thủy: Giải ngân vốn vay đầu tiên cho lao động về từ vùng dịch

Nhiều chủ cơ sở kinh doanh có thêm vốn mở rộng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm

Tiếp sức cho lao động địa phương

Theo NHCSXH tỉnh, năm 2021, từ nguồn vốn ủy thác địa phương đã giúp 1.707 lượt hộ được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh (SXKD). Trong đó, có 293 lượt hộ nghèo và hộ cận nghèo, 1.377 lao động được tạo việc làm trong nước, 5 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 25 lượt hộ vay vốn để phát triển đàn bò lai tại huyện Phong Điền, 7 lượt hộ được vay vốn để trang trải chi phí đào tạo nghề đi lao động ở nước ngoài. Thông qua chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã tạo điều kiện để các hộ gia đình phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, nhằm cải thiện và tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn; góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lao động trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Từng thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch, anh Nguyễn Quang Hoàng ở xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) phải loay hoay nhiều nghề để kiếm sống. Mới đây, anh Hoàng tìm đến tổ tiết kiệm vay vốn của thôn nhờ hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế. Với số vốn 50 triệu đồng vay của NHCSXH, từ nguồn vốn ủy thác ngân sách địa phương chuyển sang, anh Hoàng đầu tư mở xưởng cơ khí, làm cửa nhôm Xingfa. Sau một thời gian mở xưởng, kinh tế gia đình tạm ổn định.

Cùng với các nguồn vốn của các chương trình, dự án được triển khai trên địa bàn, chương trình tín dụng giải quyết việc làm trong và ngoài nước của NHCSXH đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động tại địa phương. Chương trình không những đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về tạo việc làm trên địa bàn tỉnh; đồng thời có tác động làm thay đổi nhận thức về quy mô, phương thức đầu tư trong việc làm cho chính người lao động để từ đó mở rộng SXKD từ tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Thiếu vốn

Một thực tế được hầu hết đại diện NHCSXH các huyện, thị xã thừa nhận, nhu cầu vốn giải quyết việc làm rất lớn, song chỉ đáp ứng được một con số rất nhỏ.

Hiện Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng đối với người lao động; tối đa 2 tỷ đồng/dự án đối với cơ sở SXKD và không quá 100 triệu đồng/lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm… Tuy nhiên, rất ít hộ có thể vay mức tối đa và hầu như không có doanh nghiệp nào tiếp cận được chương trình này vì nguồn vốn dành cho giải quyết việc làm nói riêng và nguồn vốn ủy thác từ địa phương chuyển sang phục vụ giải quyết việc làm không lớn.

Đến cuối năm 2021, nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ là 141,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,38% trên tổng nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh, trong khi đó mức bình quân chung toàn quốc nguồn vốn ủy thác địa phương là 392 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,64% trên tổng nguồn vốn của NHCSXH Việt Nam.

Theo NHCSXH tỉnh, nguồn vốn của chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, phục hồi SXKD hàng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng cần vay để giải quyết việc làm.

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn khôi phục sản xuất cho đối tượng hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, hợp tác xã (HTX), trong tham mưu kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn nữa chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách. Đồng thời, ngân sách tỉnh cũng cân đối ủy thác sang NHCSXH 100 tỷ đồng hỗ trợ cho DN, HTX vay vốn khôi phục sản xuất.

Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước tỉnh - ông Lê Việt Sỹ chia sẻ, hiện Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH cho vay khá khiêm tốn. Trong khi, nguồn vốn phân bổ của Trung ương cũng phụ thuộc một phần từ nguồn vốn đối ứng (vốn ủy thác) của địa phương. Vì thế, nếu địa phương (cấp tỉnh, huyện) quan tâm tăng nguồn ngân sách ủy thác sang NHCSXH sẽ góp phần thúc đẩy thêm nguồn từ Trung ương, đồng thời tạo thêm cơ hội vay vốn cho lao động cũng như DN để khôi phục và phát triển kinh tế.

Ngoài nguồn vốn bổ sung, NHCSXH tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn giải quyết việc làm cho người dân, DN.

Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh khẳng định, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa huy động, quản lý và sử dụng vốn chính sách gắn với tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội đến cán bộ, công chức và Nhân dân. Tiếp tục vận động các tổ chức, DN, cán bộ, công chức, viên chức dành nguồn vốn ủy thác hoặc mở tài khoản, gửi tiền tiết kiệm vào hệ thống NHCSXH trên địa bàn...

Tổng nguồn vốn đến 31/12/2021 của NHCSXH tỉnh là 3.236,1 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương là 3.094,4 tỷ đồng, nguồn vốn ủy thác địa phương là 141,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,38% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh; trong đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh là 88,3 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách huyện là 46,3 tỷ đồng, nguồn vốn chủ đầu tư khác là 7,1 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Return to top