ClockThứ Ba, 16/05/2017 05:56

“VỌNG” – Âm hưởng cung đình Huế qua góc nhìn hội họa

TTH - Dù chỉ gói gọn trong 16 tác phẩm thông qua 19 bức hội họa, nhưng qua đây người họa sĩ muốn giới thiệu và gửi đến công chúng một giá trị di sản vốn đã từng phát triển rực rỡ dưới triều Nguyễn.

Hoạ sĩ Đặng Mậu Triết cùng tác phẩm Vọng 1 (chất liệu: sơn dầu – kích thước: 140.160 cm).

Không xuất thân trong chốn cung đình để hiểu hết những thăng trầm của lịch sử, nhưng thông qua tư liệu và những nghiên cứu về nghệ thuật diễn xướng cung đình Huế, họa sĩ Đặng Mậu Triết đã vẽ lên những tác phẩm hội họa mang đầy đủ âm hưởng chốn hoàng cung. Đây chính là câu chuyện mang chủ đề “VỌNG” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty CP Liên hiệp giáo dục, du học UE tài trợ sẽ khai mạc sáng 18/5 tại Trường lang Tử cấm thành (Đại Nội – Huế).

Họa sĩ Đặng Mậu Triết từng được trao tặng các giải thưởng: Tác phẩm xuất sắc của Hội mỹ thuật Thừa Thiên Huế; Giải B khu vực Bắc miền Trung năm 2011; Giải thưởng vì hoà bình châu Á Thái Bình Dương (Boston GLOBAL FORUM winner of world wide art CONTEST 2014 at Loeb HOUSE HARVARD UNIVERSITY); có tranh được sưu tập trưng bày tại Bảo tàng miền Đông Nam Bộ 2009, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam 2010, Hội Mỹ thuật Việt Nam 2011, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và các nhà sưu tập tranh nước ngoài như Canada, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức...

Theo họa sĩ Đặng Mậu Triết, trước “VỌNG” anh đã có 10 cuộc triển lãm cá nhân, nhưng chưa có một triển lãm nào mang âm hưởng của Huế. Chính vì vậy, sau hơn một năm miệt mài sáng tác, 16 tác phẩm đã lần lượt ra đời, dù rằng nó chưa thể bao quát hết chủ đề muốn nói, nhưng tất cả là một sự cố gắng để gửi gắm ý tưởng thông qua sự tương tác giữa tranh và hiện thực mang tính đặc trưng của cung đình.

Quan sát những tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu của anh như: Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Lục cúng hoa đăng, Màu giáng châu, Vọng 5, Độc huyền cầm, Hoà tấu, Lân mẫu xuất lân nhi, Khúc tấu xuân, Điệu ru hồn… người xem có thể cảm nhận được ẩn sâu trong sự cổ kính thóng chút liêu trai chính là khát vọng chân – thiện – mỹ như chính những chủ nhân chốn cung đình xưa của Huế.

Với mong muốn gửi đến công chúng một thông điệp xuyên suốt thời gian bằng những bức tranh vẽ về Nhã nhạc và ca múa cung đình của một thời xa xưa, mà không dễ mấy ai sống cùng thời kỳ đó cũng dễ dàng được thưởng thức, thông qua triển lãm “VỌNG”, tác giả như đã đưa âm vọng của ngàn xưa về với hiện tại để người xem có thể hình dung ra một loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình đã từng tồn tại trong cung cấm.

TRỌNG BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”

Bức “Long vân khế hội” là một tuyệt tác trên trần chánh điện cũ Diệu Đế quốc tự sau khi được dịch chuyển lùi phía sau hiện đang được bảo tồn khá tốt trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bức tranh từng là đề tài được tranh luận sôi nổi nhiều năm về trước về việc giữ lại chánh điện cũ hay hạ giải. Việc hạ giải cũng đồng nghĩa xóa sổ tuyệt tác này.

Huyền ảo tuyệt tác “Long vân khế hội”
Tìm cách lưu giữ tác phẩm mỹ thuật giá trị cho Huế

Hiện vật là ngôn ngữ của bảo tàng, là cơ sở cho mọi hoạt động của bảo tàng. Không có hiện vật thì không có bảo tàng, không có trưng bày bảo tàng và các hoạt động khác của bảo tàng. Hiện vật vừa là trung tâm, vừa là điểm xuất phát của bảo tàng. Ngoài phát huy hai bộ sưu tập của họa sư Lê Bá Đảng và điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, một trong nhiệm vụ quan trọng của bảo tàng sau khi được thành lập đó là hình thành bộ sưu tập tác phẩm mỹ thuật.

Tìm cách lưu giữ tác phẩm mỹ thuật giá trị cho Huế
Return to top