Thế giới Thế giới
Cập nhật COVID-19 ở Trung Quốc:
Vũ Hán đón Tết trở lại
TTH.VN - Vào đêm Giao thừa tại Trung Quốc, 3 năm sau khi một loại virus từng là bí ẩn khiến cả thành phố Vũ Hán rơi vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt và hỗn loạn, nay đã có thể nhìn thấy những người tiêu dùng nâng niu những bó hoa khổng lồ về nhà chưng Tết.
- » Vũ Hán (Trung Quốc) liên tục xuất hiện ca bệnh mới trong cộng đồng
- » Bác sĩ Vũ Hán (Trung Quốc) cảnh báo về các ca Covid-19 “khỏi bệnh giả”
- » Một năm sau ca tử vong đầu tiên vì COVID-19, Vũ Hán hồi sinh
- » Nhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ Hán
- » Đại dịch COVID-19: Hai năm nhìn lại
Vũ Hán nói riêng và Trung Quốc nói chung đã tấp nập trở lại sau khi các hạn chế chống dịch nghiệm ngặt được dỡ bỏ gần đây. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động
Dù vậy, trong khi nhiều người mua những đóa hoa rực rỡ để chào Năm mới, nhiều người lại mua hoa với một lý do khác, đó là để tưởng nhớ những người thân yêu mất vì COVID-19 trong đợt bùng dịch gần đây.
“Tôi có những người bạn và gia đình đã mất trong thời gian này”, ông Zhang, 54 tuổi chia sẻ với phóng viên báo AFP khi tay ông vẫn ôm một bó hoa cúc, biểu tượng của sự đau buồn và tiếc thương trong văn hóa Trung Quốc.
Theo ông Zhang, phong tục đêm giao thừa ở tỉnh Hồ Bắc, thủ phủ là Vũ Hán, là đến nhà những người vừa qua đời để dâng hoa và thắp hương.
Vũ Hán, một đô thị bên bờ sông Dương tử vào cuối năm 2019 đã báo cáo về những trường hợp đầu tiên nhiễm virus chết người SARS-CoV-2.
Vào thời điểm đó, các nhà chức trách đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt chỉ 2 ngày trước Tết Canh Tý vào cuối tháng 1/2020 để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Không được tổ chức các lễ hội đêm giao thừa, 11 triệu cư dân của thành phố này bị cô lập trong 76 ngày, khi Vũ Hán trở thành tâm điểm của một trận dịch sau lan rộng ra toàn cầu.
“Tôi yêu Vũ Hán”
Vào ngày 21/1, vài giờ trước Giao thừa năm 2023, thành phố dường như đã trở lại bình thường và mọi người tất bật chuẩn bị cho lễ hội, các cuộc họp mặt gia đình quan trọng nhất trong năm.
Những chiếc đèn lồng và cờ hiệu nhiều màu được sử dụng để trang trí Khu thương mại Jianghan của thành phố và một biểu ngữ với hình trái tim có nội dung “Tôi yêu Vũ Hán” đã được trưng bày ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
Một người dân Vũ Hán chia sẻ: “Tất nhiên là tốt hơn nhiều sau khi được mở cửa trở lại. Bây giờ, vì mọi người đều đã từng nhiễm COVID-19, chúng tôi đã có thể có một cái Tết Nguyên đán vui vẻ. Điều đó khiến tôi khá hạnh phúc”.
Hoạt động kinh doanh cuối cùng cũng trở lại bình thường đối với nhiều người, trong đó có những người bán hoa sau nhiều năm chật vật vì đại dịch.
Bà Liu, một nữ thương nhân ngoài 60 tuổi cho biết: “Vào năm đầu đối phó với đại dịch COVID-19, chúng tôi không có việc làm. Hiện bây giờ Trung Quốc đã mở cửa trở lại, chúng tôi có thêm một chút doanh thu. Nhớ lại năm ấy, chúng tôi đã không bán được bất kỳ bông hoa nào trong thời gian phong tỏa để chống dịch, chúng tôi buộc lòng phải bỏ đi tất cả”.
80% dân số Trung Quốc đã nhiễm COVID-19
Trong một thông tin có liên quan, khả năng đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Trung Quốc trong 2-3 tháng tới là “rất xa vời”, bởi 80% người dân nước này đã nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Wu Zunyou, nhà dịch tễ học trưởng tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Đại dịch Trung Quốc cho hay, việc người dân di chuyển ồ ạt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang diễn ra có thể làm lây lan đại dịch, qua đó làm gia tăng lây nhiễm ở một số khu vực, nhưng khó có thể xảy ra một đợt dịch COVID-19 mới trong thời gian tới.
Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang có những chuyến đi khắp Trung Quốc để đoàn tụ với gia đình trong kỳ nghỉ lễ vốn đã bị đình chỉ theo các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19, song đã được nới lỏng gần đây.
Trung Quốc đã vượt qua thời gian đỉnh điểm về số bệnh nhân COVID-19 nhập viện.
Đan Lê (Tổng hợp và lược dịch từ CNA)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp (08/02)
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế (07/02)
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ (07/02)
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3 (07/02)
- Hàn Quốc: Ulsan City News ra mắt phiên bản báo điện tử tiếng Việt (07/02)
-
Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm