ClockThứ Tư, 08/10/2014 14:06

Vụ JTC đưa hối lộ: Nhật Bản chưa có thông tin chính thức

TTH.VN - Phía Nhật Bản vẫn chưa có thông tin chính thức đối với Bộ GTVT Việt Nam về việc xét xử 3 cựu lãnh đạo JTC.

“Tòa án Nhật Bản xét xử 3 cựu lãnh đạo Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ cán bộ ngành đường sắt Việt Nam đến nay vẫn chỉ là thông tin báo chí, Bộ GTVT vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào về vấn đề này kể cả từ Đại Sứ quán hay thông qua con đường ngoại giao.” -Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết ngày 7/10 tại cuộc họp báo thường kì quý III của Bộ GTVT.

Đối với việc xử lý các cá nhân ngành đường sắt Việt Nam có liên quan đến nghi án nhận hối lộ của JTC đang bị tạm giữ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, đây là trách nhiệm thuộc về Bộ Công an.

Trả lời về kết luận của thanh tra Bộ GTVT đối với các dự án ngành đường sắt và và trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ cũng đã chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam kiểm điểm trách nhiệm từ lãnh đạo Tổng công ty cho đến các cá nhân có liên quan trong quá trình triển khai dự án, trong đó chú trọng đến việc giải trình nguyên nhân chậm triển khai thực hiện, tách nhiệm thẩm quyền… Vấn đề này Bộ vẫn đang tiếp tục giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiểm điểm và sẽ có báo cáo cụ thể. 

Dự án tuyến Metro số 1 TP HCM tăng vốn đầu tư từ 47.325 tỷ đồng lên 54.006 tỷ đồng. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng thông tin, việc chuyển đổi chủ đầu tư từ Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) đường sắt trực thuộc Cục Đường sắt Việt Nam, sang Ban QLDA đường sắt trực thuộc Bộ GTVT từ ngày 30/9 đến nay đã không để xảy ra bất cứ sự xáo trộn nào trong việc thực hiện các dự án.

“Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cùng vớiTổng công ty Đường sắt Việt nam đã kí biên bản chuyển giao vai trò chủ đầu tư,trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án; không làm ảnh hưởng đến quá trình giải ngân. Tất cả các công việc đang làm của Tổng công ty đều có sự phối hợp giữa hai đơn vị trong quá trình chuyển giao. Do vậy, đến thời điểm này đã không xảy ra bất cứ sự xáo trộn nào. Bộ vẫn tiếp tục thực hiện việc tiếp theo là sáp nhập Ban QLDA của Tổng công ty về Ban QLDA đường sắt trực thuộc Bộ từ nay đến 15/10”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Hai nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư các dự án đường sắt

Giải thích về tình trạng tất cả các dự án đường sắt đô thị đang triển khai đều tăng tổng mức đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, việc tăng mức đầu tư có nguyên nhân do thay đổi tỷ giá. Cụ thể là khi dự án được phê duyệt, tổng mức đầu tư được tính theo tiền đồng Việt Nam, tuy nhiên, khi vay tiền làm dự án (thường là nguồn vốn ODA) lại được tính theo tỷ giá ngoại tệ, do vậy theo thời gian thực hiện dự án, tỷ giá ngoại tệ thay đổi sẽ kéo mức đầu tư tăng lên. Trong quy định về quản lý đầu xây dựng cơ bản hiện nay vẫn có phần tính mức đầu tư thay đổi theo tỷ giá.

Làm rõ hơn điều này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, các dự án đường sắt hiện nay đều sử dụng nguồn vốn ODA.Trong khi hầu hết các dự án đường sắt đều được phê duyệt cách đây từ 5 - 7 năm, thậm chí có dự án được phê duyệt trước đây đến 11 năm.

Về nguyên tắc, khi bắt đầu thực hiện dự án sẽ phải lập lại dự án đầu tư, do vậy theo thời gian với biến động của thời giá,ngay đối với cả những dự án chưa thực hiện nhưng nếu thực hiện sẽ phải tăng mức đầu tư lên gấp 2 lần. Vấn đề là khoảng cách giữa hai thời điểm phê duyệt và thực hiện dự án quá xa nhau, làm thay đổi giá trị đầu tư, không đơn thuần là đội vốn, chính xácchỉ là việc cập nhật thời giá khi thực hiện dự án.

“Ngay tại Hà Nội, có dự án được duyệt từ năm 2003 nhưng đến nay mới triển khai, lúc này giá thiết bị đã thay đổi rất nhiều. Đơn cử như tại dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt từ năm 2005. Khi đó thiết kế được phê duyệt là sử dụng đoàn tàu Trung Quốc thế hệ thứ Nhất, nhưng đến nay tàu trên cao đã bước sang thế hệ thứ năm, đơn giá chắc chắn đã khác đi. Do đó, việc tăng vốn hoàn toàn do khách quan,không phải do chúng ta có sai phạm trong tổ chức dự án hay tiêu cực nào khác”, Thứ trưởng Trường nói./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt

Dự báo hôm nay (18/4), ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Cảnh báo, nắng nóng có thể gây ra tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Return to top