Thế giới

Vụ khủng bố ở Pháp: Cảnh sát truy tìm “3 nhóm” nghi phạm

ClockChủ Nhật, 15/11/2015 07:03
TTH.VN - Cảnh sát Pháp xác định được 3 nhóm các tay súng đã giết chết ít nhất 129 người trong một cuộc tấn công vào thủ đô nước Pháp mà lực lượng Hồi giáo Nhà nước IS tuyên bố nhận trách nhiệm thực hiện, AFP dẫn lời các công tố viên đưa tin sáng nay (15/11) cho biết.


Hiện trường vụ thảm sát ở Paris. Ảnh: NYPost

Một người Pháp 29 tuổi là người đầu tiên được xác nhận trong số 7 kẻ tấn công đều đã chết sau vụ việc, trong khi 2 người đàn ông khác, những người đã đăng ký là người tị nạn ở Hy Lạp cũng liên quan đến vụ thảm sát.

Dòng điều tra của Hy Lạp, cùng với việc phát hiện ra ít nhất một hộ chiếu Syria tại hiện trường, đặt ra nghi vấn một số những kẻ tấn công hoặc đồng bọn có thể đã xâm nhập vào châu Âu theo dòng người di cư chạy trốn cuộc nội chiến của Syria.

"Hộ chiếu Syria mang tên của một người sinh ra vào tháng 9/1990 ở quốc gia này được tìm thấy gần một kẻ đánh bom tự sát tại sân vận động Stade de France", công tố viên Francois Molins cho biết trong cuộc họp báo.

Trước đó, nhóm Hồi giáo nhà nước cực đoan lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ tấn công khiến tổng cộng 129 người thiệt mạng và 352 người bị thương, trong đó 99 người được cho là đang ở trong tình trạng nguy kịch. Con số thương vong này không bao gồm 7 kẻ tấn công.

Nhận dạng tay súng

Thi thể kẻ tấn công người Pháp 29 tuổi đã được tìm thấy gần phòng hòa nhạc Bataclan ở phía đông Paris, nơi xảy ra vụ tấn công đẫm máu nhất.

Có tổng cộng 89 người thiệt mạng ở đó bởi những kẻ vũ trang xông vào phòng hoà nhạc.

"Tôi rõ ràng nghe họ nói, "Đó là lỗi của Hollande, đó là lỗi của Tổng thống các người, ông ta không nên can thiệp vào Syria"," - Pierre Janaszak người dẫn chương trình phát thanh có mặt tại buổi biểu diễn, nói với AFP.

Các nhà phân tích tại Eurasia Group cho biết các cuộc tấn công "xác nhận một sự thay đổi về cơ cấu trong cách làm việc của IS, và là khúc dạo đầu cho các cuộc tấn công tiếp theo ở phương Tây".

Châu Âu điều tra

Cuộc điều tra nhanh chóng lan ra ngoài nước Pháp trong ngày hôm qua (14/11) sau khi cảnh sát Bỉ bắt giữ một số nghi phạm tại Brussels, trong đó có một người đã ở Paris vào thời điểm xảy ra cuộc thảm sát.

Truyền hình Bỉ dẫn nguồn tin cho rằng, các vụ bắt giữ có liên quan đến "chiếc xe tình nghi" được xác định trong quá trình điều tra của cảnh sát Pháp. Nhà chức trách Pháp cũng yêu cầu các đối tác Hy Lạp cho biết thông tin về hộ chiếu được tìm thấy tại hiện trường vụ tấn công ở sân vận động Stade de France.

"Chúng tôi xác nhận rằng kẻ mang hộ chiếu Syria đã đến hòn đảo Leros của Hy Lạp vào ngày 3/10, nơi kẻ này được đăng ký theo quy định của EU", Bộ trưởng Hy Lạp Nikos Toskas cho biết tỏng một tuyên bố để bảo vệ công dân của mình.

Một người nước ngoài có liên quan đến các vụ tấn công cũng được tìm thấy đã đăng ký tại Hy Lạp, nguồn tin cảnh sát khẳng định với AFP.

Hy Lạp là cổng chính để vào châu Âu của hàng trăm ngàn người tị nạn Syria, và các lực lượng an ninh châu Âu từ lâu đã lo ngại rằng những kẻ cực đoan IS có thể ẩn mình trà trộn trong số đó.

Tại Đức, các nhà chức trách cho biết họ đang tìm kiếm mối liên kết tiềm tàng giữa các cuộc tấn công và vụ bắt giữ một người đàn ông với chiếc xe tải chở đầy vũ khí và chất nổ ở Bavaria hồi tuần trước.

Các cuộc tấn công ở Paris đêm 13/11 vừa qua đã được "chuẩn bị, tổ chức và lên kế hoạch ở nước ngoài, với sự hỗ trợ từ bên trong nước Pháp", Tổng thống Hollande cho biết.

Đoàn kết quốc tế

Các vụ thảm sát đã gây ra một làn sóng phẫn nộ cùng với sự chia sẽ trên toàn thế giới; Tower Bridge của London, Cổng Brandenburg ở Berlin và Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York đều được chiếu sáng bằng các màu xanh, đỏ, trắng của cờ Pháp.

Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả vụ thảm sát là "một cuộc tấn công vào tất cả nhân loại" và Đức Thánh Cha Francis cũng nói rằng, ông bị "rúng động" bởi các cuộc tấn công "vô nhân đạo".

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng, các cuộc tấn công "cho thấy một mức độ mới về việc lên kế hoạch và điều phối, cùng với tham vọng lớn hơn nhiều trong các cuộc tấn công hàng loạt".

 

Tố Quyên (lược dịch từ AFP, Bloombers, USAToday & WSJ)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top