Vụ khủng bố Paris: Nhiều câu hỏi lớn vẫn còn bỏ ngỏ
TTH.VN - Đúng một tuần sau khi các cuộc tấn công khủng bố xảy ra ở Paris, cảnh sát Pháp đã thực hiện nhiều nỗ lực để truy bắt và tiêu diệt một trong những phần tử thánh chiến nguy hiểm nhất của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và “kẻ cầm đầu” của cuộc tàn sát, Abdelhamid Abaaoud.
Thế nhưng, dù các nhà chức trách mở rộng quy mô điều tra, cũng như phối hợp chặt chẽ với lực lượng tình báo châu Âu, nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp.
![]() |
Cảnh sát Pháp tuần tra ở ngoại ô Paris, phía bắc trung tâm thành phố Saint-Denis ngày 19/11. Ảnh: AFP |
Tại sao không ai biết Abaaoud đã xuất hiện tại châu Âu?
Thánh chiến người Bỉ gốc Ma-rốc là một trong những phần tử cực đoan mang quốc tịch châu Âu cấp cao nhất của IS, và đã xuất hiện trong một số đoạn video rùng rợn. Tai tiếng của y làm tăng sự thất bại rõ ràng của dịch vụ tình báo khi không thể nắm bắt thông tin rằng người này đã quay lại châu Âu từ Syria hồi năm 2014.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 19/11 cho biết, phần tử cực đoan này có liên quan đến 4 âm mưu khủng bố tại Pháp trong năm nay và đã đóng “vai trò thủ lĩnh” trong cuộc tấn công Paris.
“Không có thông tin từ các nước châu Âu, mặc dù hắn có thể đã đi qua nhiều nước trước khi đến Pháp”, ông Cazeneuve nói thêm.
Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ Pháp, chỉ đến ngày 16/11, tức là 3 ngày sau các cuộc tấn công khủng bố thì “dịch vụ tình báo của một quốc gia bên ngoài châu Âu mới đưa ra thông tin về sự hiện diện của nghi phạm nói trên ở Hy Lạp”.
Còn nhiều tay súng khác? Và chúng đang ở đâu?
Cảnh sát Pháp xác định được 4 trong số 7 kẻ tấn công đã bị tiêu diệt hoặc thiệt mạng do đánh bom tự sát ngay trong cuộc tấn công diễn ra đồng loạt tại sân vận động quốc gia, nhà hát, các quán bar và nhà hàng ở thủ đô Paris.
Các nhà điều tra tin rằng, chúng tổ chức hoạt động theo 3 nhóm: một nhóm đầu tiên thực hiện hành động khủng bố tại sân vận động Stade de France, nhóm thứ hai xả súng vào một số quán bar, nhà hàng và nhóm thứ ba gây ra cuộc thảm sát làm 89 người thiệt mạng trong một buổi nhạc rock.
Nghi can thứ 8, Salah Abdeslam - anh trai của một trong những kẻ đánh bom liều chết đang lẩn trốn ở đâu đó và cảnh sát cũng tìm ra nghi can thứ 9 trong đoạn video ghi lại các cuộc tấn công.
Tuy nhiên, điều này càng đặt ra thêm nhiều câu hỏi khi 8 nghi can đã bị bắt, và không ai trong số chúng là Abdeslam. Danh tính và vai trò của chúng trong các cuộc tấn công tại Paris vẫn chưa được xác định.
Bên cạnh đó, một phần tử cực đoan khác, được cho là phụ nữ đã kích nổ một lượng lớn thuốc nổ trong các cuộc đột kích của cảnh sát Pháp.
Nghi can giả làm người tị nạn?
Các nhà điều tra tìm thấy một hộ chiếu Syria (được cho là làm giả) ngay bên cạnh thi thể của 1 trong 3 kẻ đánh bom tự sát bên ngoài sân vận động quốc gia Pháp Stade de France.
Ai đó đã giả mạo làm người tị nạn và sử dụng hộ chiếu này ở Hy Lạp, sau đó ở Croatia, và đi trên con đường mà nhiều người tị nạn đang sử dụng để nhập cảnh vào châu Âu. Bên cạnh đó, nghi can Abaaoud cũng xuất hiện tại Hy Lạp, câu hỏi đặt ra là liệu các tay súng IS đã cố tình giả mạo làm người tị nạn?
Tại sao những kẻ đánh bom tự sát cho phát nổ xa đám đông?
3 kẻ đánh bom tự sát thực hiện các vụ tấn công gần sân vận động quốc gia Stade de France, nơi hàng ngàn người đang xem một trận đấu bóng đá giao hữu Pháp-Đức.
Chúng có thể đã gây ra một cuộc tắm máu và hoảng loạn nghiêm trọng, trong khi cảnh sát đang tập trung lực lượng tại nhiều vụ tấn công khác quanh Paris; tuy nhiên, chỉ có một người thiệt mạng trong các vụ đánh bom này.
Ngoài ra, 1 kẻ đánh bom tự sát có tên Brahim Abdeslam cũng cho nổ tung một quả bom bên ngoài một quán cà phê trên đường Boulevard de Voltaire, và không gây ra trường hợp tử vong nào.
Kế hoạch của chúng gặp phải rắc rối? Hay chỉ đơn giản là những kẻ khủng bố không thể vào được sân vận động nên quyết định đặt chất nổ bên ngoài?
Thế nhưng, cho đến nay vẫn không có lập luận nào được chứng minh một cách rõ ràng.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP, France24 & Telegraph)
- Bhutan sẽ mở cửa trở lại du lịch từ tháng 9/2022 (01/07)
- Lãnh đạo Lào, Cuba khẳng định quyết tâm thúc đẩy quan hệ song phương (01/07)
- Singapore có nguồn cung thịt gà mới - Indonesia (30/06)
- Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực (30/06)
- Nga khẳng định sẵn sàng giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu (30/06)
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035 (29/06)
- Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 tại Hiroshima (29/06)
- Trung Quốc cắt giảm một nửa thời gian cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế (29/06)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia