Kinh tế Kinh tế
Vụ Liên kết Việt, trách nhiệm của Bộ Công thương đến đâu?
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, trước khi báo chí phát giác sai phạm Liên kết Việt, Bộ Công Thương đã trực tiếp xuống điều tra.
Trách nhiệm của Bộ Công thương đến đâu trong vụ liên kết Việt trong việc để 1 công ty đa cấp biến tướng lừa đảo hàng nghìn người như vậy?
Trả lời câu hỏi của báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: “Chúng ta cần có xác minh chính xác về con số khi mà CQĐT làm việc với cty Liên kết Việt về số người tham gia vào cty”.
Theo ông Hải, Cty này được Sở Công Thương Hà Nội cấp giấy chứng nhận về bán hàng đa cấp từ 10/2/2014, tuy nhiên từ 1/7/2014, quy định về quản lý bán hàng đa cấp đã được Chính phủ quy định đã được ban hành, giao Bộ Công Thương, trực tiếp là Cục quản lý cạnh tranh quản lý. Nghị định này có sự sàng lọc. Trước khi có nghị định này, các Sở Công Thương đã cấp trên 100 giấy phép cho hơn 100 cty kinh doanh đa cấp. Từ khi Bộ Công thương tiếp nhận đã sàng lọc lại hiện còn 65 cty ở Việt Nam, có khoảng trên 10-20% là các Cty DN có vốn 100% nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Hiện nay, Hợp đồng kinh doanh đa cấp là hợp đồng phổ biến trên thế giới, ví dụ như Malaysia có hơn 1.000, Thái Lan có khoảng 500, Đài Loan có hơn 700 DN hoạt động kinh doanh đa cấp, Việt Nam có 65. Về số lượng mà nói thì hiện nay Việt Nam đang có sự siết chặt. Đây là hoạt động được luật pháp thừa nhận và các hoạt động kinh doanh đa cấp theo quy định là hoàn toàn hợp pháp.
Ông Đỗ Thắng Hải cũng cung cấp thêm thông tin: khi chúng ta gia nhập WTO, 1 trong những điều khoản mà các nước yêu cầu chúng ta phải chấp thuận, trong đó có hoạt động kinh doanh đa cấp.
Liên quan đến Liên kết Việt, sau 7 tháng đi vào hoạt động, Cục Quản lý cạnh tranh cấp phép lại ngày 22/12/2014, sau đến15/7 khi cty hoạt động, Cục QLCT đã trực tiếp đi ktra phát hiện cty có 6 điểm nội dung vi phạm các quy định của pháp luật như: vi phạm đến các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp; không thực hiện sửa đổi bổ sung; cung cấp các thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm; duy trì nhiều hơn 1 vị trí kinh doanh đa cấp theo quy định. Đoàn kiểm tra đã xử lý hết sức nghiêm khắc, xử phạt vi phạm hành chính 570 triệu đồng, tiếp tục theo dõi trong quá trình cty hoạt động đã có 1 số hành vi như báo cáo đã bắt đầu đề cập.
Trước đó, Bộ Công thương đã chủ động phối hợp với C46 Bộ Công an đã thành lập đoàn kiểm tra do Bộ Công Thương làm trưởng đoàn, đã trực tiếp vào cty và phát hiện ra vi phạm. Tháng 2 vừa rồi đã có lệnh bắt tạm giam các đối tượng.
Mặc dù hoạt động kinh doanh đa cấp là hợp pháp, thực hiện theo đúng quy định của luật pháp, có sự kết hợp với các cơ quan của Bộ Công thương, các địa phương... nhưng vẫn sẽ cần rà soát. Bên cạnh đó, dù Nghị định mới được ban hành 1,5 năm nhưng cần phải rà soát lại xem lại còn kẽ hở nào mà các DN lợi dụng.
Công ty Liên kết Việt là có hành vi lừa đảo chứ không phải thực hiện kinh doanh đa cấp mà gây ra việc này. Đây là tội danh mà C46 đã chia sẻ với những lo lắng quyền lợi của người tham gia, cảnh báo cho người dân.
Người tham gia cũng cần phải nhìn rõ xem hoạt động đó liệu có thể xâm phạm quyền lợi của mình không, nếu phát hiện thấy vi phạm thì báo cho các cơ quan chức năng để có thể ngăn ngừa những hành vi vi phạm.
Trước câu hỏi, Công ty Liên kết Việt đã “vươn vòi rồng” lôi kéo hàng ngàn người tham gia, tại sao bộ lại chậm trễ trong việc cảnh người dân, ông Đỗ Thắng Hải khẳng định: Công ty hoạt động chưa đến 1 năm đã có xử lý, các đối tượng đã bị bắt và điều tra. Trước khi có báo chí phát giác, Bộ Công Thương đã trực tiếp xuống điều tra.
Theo số liệu của cơ quan điều tra, trong khoảng 1 năm (từ tháng 4/2014), Liên Kết Việt đã lôi kéo được 62.000 người tham gia mạng lưới, người ít nhất là phải nộp vào tài khoản cho Cty 8,6 triệu đồng, người nhiều lên tới hàng chục tỷ đồng. Con số từ tài khoản của Liên Kết Việt thu từ người dân lên tới 1.900 tỷ đồng chưa kể khoản thu trực tiếp, trong khi tổng số hàng hóa trị giá chỉ khoảng 7 tỷ đồng.
Theo VOV
- Đề xuất nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội (25/05)
- Điện lực tỉnh diễn tập xử lý sự cố do thiên tai (25/05)
- Trao giải 68 đề tài xuất sắc trong Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng lần thứ 15 (25/05)
- Xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững (25/05)
- Quản lý chợ bằng công nghệ số (25/05)
- Để cấp nước an toàn (25/05)
- Lùi thời gian sử dụng cabin đào tạo lái xe vào cuối năm 2022 (24/05)
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 2: Đất nền vẫn ở giá trị thực (24/05)
-
Quản lý chợ bằng công nghệ số
- Để cấp nước an toàn
- Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
- Bảo vệ “di sản thiên nhiên”
- Gian khó vươn khơi
- Vietnam Airlines và tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
- Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững
-
Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 2: Đất nền vẫn ở giá trị thực
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động
- Tìm giải pháp đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Sẵn sàng đón các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến tìm hiểu, khảo sát, đầu tư
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
- Lưu ý gì khi mua hàng ebay?
- Vì sao nhà đầu tư lựa chọn Meyhomes Capital Phú Quốc?
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay