ClockThứ Ba, 18/07/2017 05:51

Vun đắp tình hữu nghị Việt-Lào

TTH - Không ngừng vun đắp xây dựng thắm tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Lào là việc làm thường xuyên của Hội Hữu nghị Việt-Lào Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua.

Lãnh đạo BĐBP tỉnh và UBND huyện A Lưới cắt băng khánh thành bàn giao nhà hữu nghị cho dân bản Sê Xáp, tỉnh Sêkông (Lào)

Hợp tác tốt nhiều lĩnh vực

Đã bước sang tuổi 82, nhưng mỗi lần nhắc đến đất nước Lào, ông Nguyễn Hữu Lễ, nguyên Chủ tịch Hội Việt-Lào tỉnh lại bồi hồi xúc động. Vì có quan hệ thắm thiết với bạn bè, đồng chí ở Lào nên sau khi nghỉ công tác ở Công ty Lâm nghiệp Việt - Lào tỉnh, năm 2004, ông Lễ tham gia vào Hội Hữu nghị Việt-Lào tỉnh. Với vai trò “đầu tàu” của ông Lễ, hội có nhiều hoạt động sáng tạo, trong đó nổi bật là công tác phối hợp đào tạo lưu học sinh Lào tại Huế, tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước bạn thông qua việc ký kết giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và lãnh đạo 2 địa phương.

Từ năm 2002 đến nay, bình quân mỗi năm, Thừa Thiên Huế tiếp nhận từ 80-100 sinh viên Lào tham gia các ngành y dược, nông lâm, khoa học, sư phạm... Hội đã thành lập Ban liên lạc, kết nối các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn, hỗ trợ các sinh viên Lào gặp khó khăn từ chuyện ăn, ở, sinh hoạt đến việc học tập. Hội đề xuất nhiều giáo viên ở trường cao đẳng, đại học Sư phạm Huế, các hội viên, các đồng chí trong Ban Thường vụ Hội nhận bảo trợ các học sinh Lào làm con nuôi trong thời gian sống và học tập tại Huế. 5 năm gần đây, Thừa Thiên Huế đào tạo cho đất nước bạn 1 tiến sĩ, 24 thạc sĩ, 263 kỹ sư và có hàng chục sinh viên dự bị. Trường cao đẳng Sư phạm Huế đã nhận đào tạo hơn 450 lưu học sinh Lào học tiếng Việt. Hai năm gần đây, Hội phối hợp giúp các Trường cao đẳng Sư phạm và Trường đại học Sư phạm Huế đào tạo tiếng Việt cho 20  cán bộ là phó, chánh và giám đốc các sở, ban ngành tỉnh Salavan...

Hoạt động khá quan trọng được hội quan tâm theo chủ trương của hai Đảng, Nhà nước từ trước đến nay là tạo mối quan hệ bền chặt của nhân dân vùng biên. Trước đây, tình hình khu vực vùng biên ở các xã của huyện A Lưới và 22 bản của bạn nảy sinh vấn đề mất ổn định do tình trạng săn bắn, khai thác lâm, thổ sản... Khi Chính phủ có chủ trương nâng cấp cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân (A Lưới) nối liền với tỉnh Sêkông, Salavan (Lào) thành cửa khẩu chính, hội cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh đảm trách nhiều việc như tổ chức quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, đoàn ra, đoàn vào, đảm bảo quy chế giữa hai bên.

Hội và Bộ đội Biên phòng giúp bà con 2 bản nghèo Kalo (Salavan) và Ireo (Sekong) xây dựng hạ tầng dân sinh, nhà cửa, các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt giúp hàng chục hộ dân trong khu vực ổn định dần cuộc sống; đồng thời tăng cường giao lưu, hợp tác hỗ trợ việc huấn luyện đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng vũ trang phía bạn; phối hợp việc cất bốc hài cốt liệt sĩ đã hy sinh ở chiến trường Lào. Hội còn phối hợp với huyện A Lưới tạo mối quan hệ chặt chẽ với các huyện vùng biên ở Lào với phương châm “Tối lửa tắt đèn có nhau”; vào các dịp lễ và tết, hai bên tổ chức thăm viếng, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cầu nối giữa hai thế hệ

Ông Hoàng Ngọc Quý, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt- Lào Thừa Thiên Huế, cho biết: “Có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam từng công tác và chiến đấu ở nước bạn Lào nay đang làm việc hay nghỉ hưu ở địa phương hoặc đất nước bạn thì luôn có tình cảm tốt đẹp với đất nước Lào. Trái tim, tình cảm suy nghĩ của họ như một biểu tượng cho tình đoàn kết mẫu mực giữa hai dân tộc Việt-Lào”.

Kể từ khi được UBND tỉnh cho phép thành lập vào tháng 11/1998, các hoạt động của Hội không ngừng được củng cố, mở rộng và ngày càng tập hợp nhiều hội viên. Hội đã có nhiều hoạt động ý nghĩa vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc, như đóng vai trò tích cực trong việc xúc tiến các mối hợp tác giữa tỉnh nhà với các tỉnh Sêkông, Salavan, Appateur, Champasac, Pakse, Savanakhet...; tổ chức theo dõi, thăm hỏi, động viên, tặng quà cho lưu học sinh Lào học tập tại các trường cao đẳng, đại học tại Huế vào các dịp lễ  Quốc khánh, tết cổ truyền Lào; cử hội viên tham gia các hoạt động của Hội luân phiên tổ chức tại hai nước...

Hội thường xuyên kết nối thông tin trao đổi mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Đại sứ quán Lào tại Hà nội, Tổng lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; tham gia cùng các đoàn của lãnh đạo UBMTTQ Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt - Lào Việt Nam và lãnh đạo địa phương trong các dịp gặp gỡ, làm việc tại Lào nhằm trao đổi thông tin quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết hữu nghị của nhân dân hai nước.

Gần đây, hội tạo điều kiện thuận lợi thành lập thêm các chi hội trực thuộc, như Chi hội Lâm nghiệp, Chi hội Tiếng hát đi cùng năm tháng, Ban liên lạc Quân tình nguyện tại Lào... triển khai những hoạt động cụ thể, làm cầu nối nâng tầm quan hệ giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các tỉnh bạn sát đúng thực tế với yêu cầu của Đảng và Nhà nước. Ban liên lạc Tình nguyện Lào hiện có gần 100 hội viên, hàng năm tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như gặp mặt giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế; tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống vào 30/10 để ôn lại những năm tháng chiến đấu hào hùng chống kẻ thù của hai dân tộc trên đất bạn Lào.

Ông Hoàng Ngọc Quý cho biết, thời gian đến, Hội sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động giao lưu hợp tác về văn hóa - xã hội giữa hai nước, chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ ở địa phương và các tỉnh bạn Lào hiểu sâu sắc hơn về tình đoàn kết giữa hai dân tộc mà nhiều thế hệ lãnh đạo hai bên đã dày công vun đắp trong suốt hàng chục năm qua.

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

164 CÔNG DÂN LÀO ĐƯỢC NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM:
Đậm nghĩa tình gắn bó Việt Nam - Lào

Việc thực hiện Đề án “Thỏa thuận giải quyết vấn đề di cư tự do (DCTD) và kết hôn không giá thú (KHKGT) trong vùng biên giới” giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, giúp người dân an cư lạc nghiệp, góp phần duy trì, bảo vệ an ninh trật tự trên tuyến biên giới, là dấu mốc quan trọng trong tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Đậm nghĩa tình gắn bó Việt Nam - Lào
Nhân Ngày Chăm sóc cuối đời và Chăm sóc giảm nhẹ thế giới:
Vun đắp những cộng đồng trắc ẩn

Ngày Chăm sóc cuối đời và Chăm sóc giảm nhẹ thế giới được xác định là ngày thứ bảy tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm. Năm nay nhằm ngày 14/10 với chủ đề “Compassionate Communities: Together for Palliative Care” (Những cộng đồng trắc ẩn: Đồng lòng chăm sóc giảm nhẹ).

Vun đắp những cộng đồng trắc ẩn
Vun đắp hạnh phúc

Yêu thương, biết lắng nghe và thấu hiểu giúp các thành viên trong gia đình tìm được sự đồng cảm, hóa giải những hiểu lầm, tạo không khí gia đình êm ấm, hòa thuận.

Vun đắp hạnh phúc
Các thế hệ vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 11/4, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone; nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và nguyên Thủ tướng Chính phủ Lào Thongsing Thammavong.

Các thế hệ vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt-Lào
Return to top