ClockThứ Năm, 27/02/2020 13:00

Vững tâm chống dịch

TTH - Tuy không phải là những người trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân, nhưng đội ngũ cán bộ y tế hệ dự phòng, kiểm soát bệnh tật có vai trò rất quan trọng trong phòng, chống bệnh dịch, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Đảm bảo nhu cầu về vật tư y tế trong phòng, chống dịch bệnh do Covid-19Tập huấn đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh Corona

Diễn tập khử khuẩn tại sân bay trong tình huống đón người về từ vùng dịch

Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hệ dự phòng là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình dịch bệnh trên toàn tỉnh, nhằm phát hiện sớm các dịch bệnh mới nổi xâm nhập vào địa bàn tỉnh, thực hiện khoanh vùng xử lý kịp thời, triệt để, không để lây lan, bùng phát; đồng thời kiểm soát tốt các bệnh lưu hành chủ yếu tại địa phương như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Thời gian qua, dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, khó lường có xu hướng lây lan mạnh ra toàn cầu, công tác kiểm soát bệnh tật, đặc biệt là kiểm dịch y tế quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào địa phương. Hiện nay, công tác kiểm dịch y tế quốc tế đã đi vào hoạt động có tính chuyên môn cao, có sự kết nối, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu. Thừa Thiên Huế đã và đang kiểm soát, ngăn chặn được các dịch bệnh nguy hiểm.

Trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID -19, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế hệ dự phòng làm nhiệm vụ kiểm soát bệnh tật của tỉnh đã phối hợp tốt với các ban ngành, địa phương để triển khai có hiệu quả các phương án phòng dịch. Các hoạt động rà soát nắm đối tượng từ vùng dịch về nước, tổ chức truyền thông, xử lý các tình huống phòng chống dịch, tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cho cán bộ xét nghiệm và cán bộ vận chuyển mẩu bệnh phẩm… đều có sự tham gia một cách tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng kiểm soát bệnh tật.

Công việc nào cũng vất vả. Nhưng vì đặc thù của công việc nên một số lĩnh vực của công tác kiểm soát bệnh tật còn tiềm ẩn những rủi ro, nguy hiểm. Kiểm dịch y tế quốc tế là một ví dụ cụ thể. Sự nguy hiểm càng nhiều hơn trong điều kiện dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đang diễn biến phức tạp. “Nếu tàu có lịch cập cảng Chân Mây lúc 6 giờ sáng, thì từ 2, 3 giờ sáng anh em đã phải xuất phát làm nhiệm vụ. Nhưng lo nhất là điều kiện bảo hộ của anh em không thể bảo vệ tuyệt đối được như trong bệnh viện nên tiềm ẩm nhiều rủi ro, nguy cơ lây nhiễm”, ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nói gọn.

Nói vậy, nhưng ông Đức cũng cho biết, Trung tâm đang tranh thủ mọi điều kiện để có thể trang bị bảo hộ, cũng như công cụ hoạt động một cách tốt nhất cho anh em. Những nhọc nhằn, vất vả của anh em làm nhiệm vụ kiểm soát bệnh tật sẽ được chia sẻ rất nhiều nếu được người dân, cộng đồng hiểu và tin tưởng. Ông chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng người dân sẽ luôn yên tâm, có niềm tin đối với hệ thống phòng chống dịch của tỉnh và có sự hợp tác tốt với đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở”. Đến nay, chúng ta đang kiểm soát được tình hình dịch bệnh và sẽ tiếp tục cố gắng cao nhất để duy trì sự kiểm soát tốt nhất tình hình dịch bệnh. Việc này rất cần sự hợp tác từ người dân. Người dân cần có niềm tin, tránh hoang mang; tích cực hợp tác thì hệ thống phòng dịch các cấp sẽ càng vững tâm để thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh phức tạp hiện nay”.

Trong một cuộc diễn tập phòng chống dịch bệnh do COVID-19, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung khẳng định: “Thừa Thiên Huế tuy còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng lãnh đạo tỉnh sẵn sàng tạo mọi điều kiện để quyết liệt phòng chống dịch bệnh”. Không dám đòi hỏi, nhưng sẽ thật ấm áp nếu trong những điều kiện đó, lãnh đạo tỉnh dành một phần phù hợp để động viên kịp thời, tiếp năng lượng cho những con người đang trực tiếp “xông trận” trên các tuyến phòng chống dịch. Như cách Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng ví von đội ngũ nhân lực làm y tế dự phòng là “cái gốc” của y tế. Gốc có khỏe mạnh thì cành lá mới tươi xanh vậy. 

Bài, ảnh: THU THỦY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top