ClockThứ Bảy, 03/09/2016 22:11

Vững tin

TTH - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập tự do và thành quả cách mạng mà thế hệ cha ông không tiếc máu xương mới giành được là ánh đuốc soi đường, ngọn lửa nhiệt huyết truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực sự là cuộc cách mạng của Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế hệ cha tôi tham gia giành chính quyền năm 1945 và đến với cách mạng một cách tự nhiên, với khát khao độc lập tự do, cơm no áo ấm. Cuộc đời của họ gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vô cùng gian khổ với bao hy sinh mất mát. Đất hoà bình thống nhất, tuy cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng họ vẫn vững tin về tương lai tươi sáng. Đó là niềm tin của một thế hệ từng nến trải nỗi nhục của người dân mất nước và dám dấn thân vì độc lập, tự do của dân tộc, luôn trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trong tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; đời sống Nhân dân được cải thiện từng ngày; vị thế  và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp trong xã hội. Không ít cán bộ, đảng viên bị cám dỗ, gục ngã bởi “viên đạn bọc đường”. Để vượt qua khó khăn đó, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, xây dựng Ðảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố và giữ vững niềm tin trong Nhân dân.

Cùng chung nhịp phát triển của đất nước, Thừa Thiên Huế có quyền tự hào về những thành tựu đạt được trong những năm qua trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt trên 9%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng với tốc độ tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ - du lịch và công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD; thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 16.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,7%; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Mạng lưới đô thị được mở rộng, tỷ lệ đô thị hoá đạt 52%, từng bước thay đổi diện mạo đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp. Thành phố Huế được công nhận là “Thành phố Văn hoá ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường của ASEAN”. Di tích Huế được bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị, với 3 di sản được UNESCO công nhận. Festival Huế trở thành thương hiệu quốc gia và mang tầm thế giới. Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Quốc tế, Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế... áp dụng thành công nhiều kỹ thuật cao trong khám, điều trị, từng bước đưa Huế trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực; nhiều chuyên gia, bác sĩ từ các nước đến Huế học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới trong khám, điều trị bệnh...

Phát huy tinh thần cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và truyền thống vẻ vang “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hoá- du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập tự do và thành quả cách mạng mà thế hệ cha ông không tiếc máu xương mới giành được là ánh đuốc soi đường, ngọn lửa nhiệt huyết truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay.

 

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực sự là cuộc cách mạng của Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế hệ cha tôi tham gia giành chính quyền năm 1945 và đến với cách mạng một cách tự nhiên, với khát khao độc lập tự do, cơm no áo ấm. Cuộc đời của họ gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vô cùng gian khổ với bao hy sinh mất mát. Đất hoà bình thống nhất, tuy cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, nhưng họ vẫn vững tin về tương lai tươi sáng. Đó là niềm tin của một thế hệ từng nến trải nỗi nhục của người dân mất nước và dám dấn thân vì độc lập, tự do của dân tộc, luôn trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trong tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…; đời sống Nhân dân được cải thiện từng ngày; vị thế  và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, đạo đức, lối sống của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp trong xã hội. Không ít cán bộ, đảng viên bị cám dỗ, gục ngã bởi “viên đạn bọc đường”. Để vượt qua khó khăn đó, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, xây dựng Ðảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, củng cố và giữ vững niềm tin trong Nhân dân.

Cùng chung nhịp phát triển của đất nước, Thừa Thiên Huế có quyền tự hào về những thành tựu đạt được trong những năm qua trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt trên 9%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng với tốc độ tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ - du lịch và công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD; thực hiện có hiệu quả công tác an sinh xã hội; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, hằng năm giải quyết việc làm cho hơn 16.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,7%; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Mạng lưới đô thị được mở rộng, tỷ lệ đô thị hoá đạt 52%, từng bước thay đổi diện mạo đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp. Thành phố Huế được công nhận là “Thành phố Văn hoá ASEAN”, “Thành phố bền vững môi trường của ASEAN”. Di tích Huế được bảo tồn, trùng tu và phát huy các giá trị, với 3 di sản được UNESCO công nhận. Festival Huế trở thành thương hiệu quốc gia và mang tầm thế giới. Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Quốc tế, Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế... áp dụng thành công nhiều kỹ thuật cao trong khám, điều trị, từng bước đưa Huế trở thành một trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực; nhiều chuyên gia, bác sĩ từ các nước đến Huế học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới trong khám, điều trị bệnh...

Phát huy tinh thần cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 và truyền thống vẻ vang “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hoá- du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về với miền quê “Khởi đầu Cách mạng tháng Tám”

Một sáng nắng chớm thu 2022, tôi cùng người bạn quyết định chọn tour về vùng đầm phá ven biển khu 3 Phú Lộc mênh mang sóng nước - vùng quê cách mạng kiên trung với những tên đất, tên làng đã đi vào lịch sử: Diêm Trường, Mỹ Lợi, Mỹ Á, Nghi Giang…

Về với miền quê “Khởi đầu Cách mạng tháng Tám”
77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9: “Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là biểu tượng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam. Từ chiến khu tới đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, toàn dân đều nhất tề nổi dậy, đồng lòng đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc cách mạng ấy đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc ta, nhân dân ta sau hàng nghìn năm trong đêm dài nô lệ.

77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 9 “Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
Return to top