ClockThứ Ba, 08/09/2020 13:45

Vườn cam đa chủng của anh Thảo

TTH - Anh Bùi Văn Thảo (phường Hương Hồ, TX. Hương Trà) đã biến vùng đồi thành vườn cam trù phú, vững vàng vươn lên từ đôi bàn tay.

Túi bọc tránh côn trùng đục và chích quả

Giới thiệu cây cam “lão” xấp xỉ 20 năm tuổi, anh Thảo cho biết: “Mỗi năm cây cam này có thể cho đến cả tạ quả. Đó là một trong những cây cam đầu tiên tôi trồng trên vùng đất này”.

Đã 20 năm từ lúc cây cam bén rễ trong khu đồi của anh. Trước đó, ngoài cam, anh còn đam mê với bưởi ruột đỏ. Tuy nhiên, vì chưa nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây có múi cũng như “hiểu” về chất đất nên bưởi ruột đỏ dù phát triển tốt vẫn cho năng suất kém. “Khí hậu, thổ nhưỡng hợp với cây cam hơn. Không chỉ cho trái tốt mà hương vị cam rất ngon, ngọt, rất đáng để bỏ công chăm sóc”, anh nói.

Nhận được sự hỗ trợ từ Hội Nông dân và các chương trình khuyến nông, anh Thảo mở rộng vườn và chủng loại cam. Anh chọn mua cây giống có chất lượng, sạch nấm bệnh, cải tạo đất trồng bằng phân chuồng, phân bổ vị trí trồng cam phù hợp với từng dòng, giữ khoảng cách để cây tạo tán, ra hoa thuận lợi.

Bén nhạy với thị trường, anh phân chia giống cam với từng thời điểm thu hoạch khác nhau để hạn chế rủi ro. Trong đó, cam Xã Đoài thường rộ vào tháng 7 – 8 Âm lịch; cam sành tháng 8 – 10; cam mật, cam V2 tháng 10; cam Hoàng Diệu vào dịp tết. Khi đã nắm rõ quy trình trồng và chăm sóc cam, tưởng công việc đã nhàn nhưng những năm gần đây, cam được trồng tại Hương Hồ lại chịu thất thu bởi ruồi vàng đục quả. Anh Thảo lại bước vào “cuộc chiến” mới trên diện tích hơn 7.500m2.

Anh cho biết: “Để bảo vệ quả, tôi sử dụng túi vải khung dệt chuyên bọc quả. Cái hay của túi là độ bền khá (có thể chống chịu mưa nắng vài tháng). Tuy nhiên, với cam Xã Đoài, vì thời gian đậu quả đến thu hoạch kéo dài 7 tháng nên việc bọc quả rất khó khăn, túi bị mủn bục mất hết khả năng bảo vệ”.

Ngoài túi bọc, có thể dùng phương pháp giăng lưới mùng chống côn trùng; tuy vậy, khi gom nhiều quả bằng lưới, cam dễ bị teo tóp, thối úng. Giăng lưới toàn cây sẽ bảo vệ quả tốt hơn nhưng lại gây khó khăn vì tán cam rất lớn, khó chăm sóc, theo dõi. Vừa kết hợp bọc quả, anh dùng vợt “săn” ngài chích quả vào mùa cam sắp thu hoạch. “Cái chính là phải thật sự yêu nghề, trân trọng những giống cây mình trồng. Nhiều ngày làm quần quật, đến tối tôi vẫn đội đèn pin với cây vợt đi bắt ngài chích quả, ròng rã trong suốt mấy tháng thu hoạch”, anh chia sẻ.

Nâng niu những quả cam trĩu cành, ánh mắt, cử chỉ người đàn ông hơn 40 tuổi tại Hương Hồ này đều ánh lên niềm say mê. Từ khó khăn, vất vả, tình yêu dành cho cây cam của anh ngày càng lớn. Cùng với đó, cây chẳng phụ người, thương lái đến tận vườn mua cam sành với giá trung bình từ 16 – 20 nghìn đồng/kg. Cam Xã Đoài đạt từ 25 – 30 nghìn đồng, có bao nhiêu quả được thu mua bấy nhiêu. Cam Hoàng Diệu chính vụ tết ổn định với mức giá 25 nghìn đồng/kg. Với hiệu quả trồng cam, anh Thảo tích luỹ mở rộng thêm đất, đến nay khu vườn rộng hơn 7.500m2 của anh đang có 500 gốc cam. Thu nhập từ mô hình trồng cam giúp anh vượt khó thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá, ổn định.

Ngoài cam, anh Bùi Văn Thảo còn xen canh dứa với 4.200 gốc để tăng thu nhập. Hiệu quả từ vườn cam của anh khuyến khích nhiều hộ nông dân ở Hương Hồ cải tạo vườn đồi theo hướng trồng cam. Không chỉ nhiệt tình hướng dẫn kinh nghiệm chăm sóc, tưới bón, anh còn học cách chiết cành đúng kỹ thuật, cung cấp giống cam cho người cần. Anh cho biết, sẽ sớm cải tạo và tiếp tục mở rộng thêm số gốc cam. Với công sức và đam mê của mình, anh Bùi Văn Thảo biến vùng đồi thành vườn cam màu mỡ, thêm lựa chọn cho những hộ dân vốn quen với trồng keo trên vùng đất Hương Hồ.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

TIN MỚI

Return to top