ClockThứ Năm, 17/12/2020 13:45

Vươn lên để bắt kịp xu thế

TTH - Với suy nghĩ năng động, vươn lên, chị Nguyễn Thị Lỵ, Chi hội trưởng Phụ nữ tổ 7, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy không những xây dựng mô hình kinh tế thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm mà còn tiên phong trong hoạt động phong trào.

Phụ nữ Hương Thủy thi tự tin, năng độngHội LHPN TX. Hương Thủy đạt và vượt 6/9 chỉ tiêu đề ra

Chị Nguyễn Thị Lỵ phát khẩu trang miễn phí cho người dân

Năng động 

Hơn 12h trưa, trong căn nhà khang trang, chị Lỵ vừa tranh thủ nấu ăn vừa trông coi cửa hàng tạp hoá. Cùng lúc, anh Nguyễn Văn Vinh - chồng chị Lỵ ở trang trại chăn nuôi cũng vừa về.

Người phụ nữ tuổi 50 có khuôn mặt phúc hậu kể, mấy chục năm trước, chị làm nghề chằm nón, chồng chị làm nghề thợ mộc. Cuộc sống tằn tiện cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc, việc mua sắm tiện nghi cho gia đình là ước mơ xa vời. “Vợ chồng trẻ, còn có sức khoẻ, nếu cứ chấp nhận cuộc sống này thì sẽ lạc hậu, không theo kịp xu thế của thời đại. Trăn trở đó theo tôi hàng đêm”, chị Lỵ nhớ lại.

Nhiều đêm trăn trở, chị đi đến quyết định vay vốn ngân hàng qua kênh phụ nữ mở hàng tạp hoá buôn bán. “Cách đây 20 năm, khi tôi mở cửa hàng tạp hoá, cả thôn An Khánh (lúc đó Thủy Lương còn là xã) chưa có một cửa hàng nào, nên buôn bán rất được”, chị chia sẻ. Từ buôn bán những mặt hàng cơ bản, chị mở rộng ra cửa hàng tổng hợp, kinh doanh buôn bán hàng trăm mặt hàng khác nhau. Hướng đi đó của chị giúp thu nhập của gia đình được cải thiện, ngoài trang trải cuộc sống, chị còn có tiền lích lũy.

Kết quả đó tạo niềm tin để vợ chồng chị mở rộng phát triển kinh tế thêm. Chị bàn bạc với chồng mở trang trại chăn nuôi trên cơ sở tận dụng 2ha đất đồi của gia đình còn bỏ hoang. Thấy quyết tâm vươn lên của vợ, chồng chị Lỵ hết sức ủng hộ. Sức mạnh của sự thuận vợ, thuận chồng giúp vợ chồng chị Lỵ gầy dựng thành công trang trại chăn nuôi. Từ vài chục gia súc, gia cầm ban đầu, nay đã thành hàng trăm con bò, gà, heo… Để cạnh tranh trên thị trường, toàn bộ gia súc, gia cầm của vợ chồng chị Lỵ đều được chăn nuôi theo hướng tự nhiên, tận dụng tối đa thức ăn sẵn từ đồng cỏ thiên nhiên và phụ phẩm nông nghiệp. “Hình thức chăn nuôi này vừa giảm được chi phí thức ăn chăn nuôi, vừa được thị trường ưa chuộng nên được giá hơn khi tiêu thụ”, chị Lỵ chia sẻ.

Từ mô hình kinh tế tổng hợp, trung bình mỗi năm mang lại lãi ròng gần 500 triệu đồng cho vợ chồng chị Lỵ. Thương ba mẹ chăm chỉ làm ăn, các con chị Lỵ đều chăm ngoan, học giỏi.

Nhiệt tình với các phong trào

Tinh thần luôn nỗ lực vươn lên của mình được chị Lỵ áp dụng trong vai trò là chi hội trưởng phụ nữ từ nhiều năm nay. Tỷ lệ hội viên phụ nữ tổ 7 mạnh dạn vươn lên xây dựng mô hình phát triển kinh tế ngày càng tăng. Để giúp hội viên có điều kiện tiếp cận vốn vay, ngoài vốn được uỷ thác từ các ngân hàng gần 4 tỷ đồng tạo điều kiện cho 126 chị vay vốn phát triển kinh tế, chị Lỵ còn phát động phong trào tiết kiệm tự nguyện tại chỗ, giúp nhau có vốn quay vòng.

Chị cũng chủ động xây dựng các mô hình “Ve chai tiết kiệm”, vận động hội viên gom rác thải nhựa trong gia đình và cộng đồng, vừa làm sạch vệ sinh môi trường vừa gây quỹ thực hiện phong trào, nhất là hỗ trợ người già neo đơn, khó khăn.

Trong các đợt bão lụt vừa qua, ngoài ủng hộ 20 suất quà cho các gia đình hội viên bị ảnh hưởng, chị Lỵ còn nhanh chóng kết nối với các mạnh thường quân các nơi, trao tặng hơn 100 suất quà cho người dân trong tổ. Bản thân chị đã tham gia câu lạc bộ thiện nguyện do Hội LHPN phường Thuỷ Lương thành lập, mỗi tháng ủng hộ 100 ngàn đồng để hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong phường. Chị Lỵ cũng đã 7 lần tham gia hiến máu tình nguyện. Bản thân chị nhiều lần được nhận bằng khen, giấy khen các cấp vì đã có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy nhận xét: “Từ suy nghĩ, hành động và những kết quả đạt được, chị Nguyễn Thị Lỵ đã góp phần khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, đúng với phẩm chất tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)
Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh

“Bằng những mô hình cụ thể, việc làm thiết thực và những kết quả nổi bật, phụ nữ Thừa Thiên Huế đã và đang là nhân tố tích cực thực hiện các phong trào, cuộc vận động, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Phụ nữ góp phần xây dựng đô thị văn minh
Return to top